Thực trạng và nguyên nhân thay đổi trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may của VN Cái này của đh ai biết trl giúp e vs <3
1 câu trả lời
Khi đại dịch do Covid-19 nhen nhóm trong những ngày đầu năm 2020 rồi bùng phát không lâu sau đó đã dẫn đến việc hàng loạt các nhà máy dệt may của Trung Quốc tạm ngưng sản xuất, đóng cửa các nhà máy, sau đó là việc đóng cửa các cửa hàng bán lẻ quần áo ở những quốc gia khác trên thế giới bởi lệnh giãn cách xã hội.
Về tổng cầu dệt may thế giới, bước sang quý II/2020, tình hình thị trường dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều. Cụ thể, niềm tin tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu vui.
Các số liệu nhập khẩu hàng may mặc và một loạt động thái giảm giá kích cầu, đẩy hàng tồn kho đi nhằm tránh tồn đọng vốn của các hãng bán lẻ, cũng như tạm ngừng nhập khẩu may mặc của các nhà nhập khẩu lớn cho thấy, thị trường cũng như cầu tiêu dùng các mặt hàng quần áo khá chững.
Nhìn chung, tổng cầu dệt may toàn thế giới năm 2020 nhiều nguy cơ bị sụt giảm. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới là 755 tỷ USD. Với kịch bản dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2020, ước tổng nhập khẩu dệt may thế giới chỉ đạt đến ngưỡng 600 – 640 tỷ USD, giảm từ 15-20% so với mức 755 tỷ USD của năm 2019. Khảo sát của Liên đoàn các nhà sản xuất thiết bị và hàng hoá dệt may cũng đưa ra dự báo về khả năng suy giảm 25% tổng cầu 2020 toàn thế giới.
Các chuyên gia tư vấn về dệt may toàn cầu thuộc dự án của Wazir Advisors còn dự đoán tình trạng tiêu thụ dệt may, da giầy năm 2020 tại Mỹ và EU còn giảm lần lượt xấp xỉ khoảng 30% do tâm lý người tiêu dùng lo lắng về tương lai. Dự kiến từ quý III/2021, mức tiêu thụ mới có khả năng hồi phục lại mức bình thường. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào sự kiểm soát bệnh dịch cũng như việc mở cửa trở lại các cửa hàng tại các quốc gia nhập khẩu lớn.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 15,68 tỷ USD, giảm tới 13,4% so với cùng kỳ 2019. Đây là lần đầu tiên kim ngạch dệt may trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam chứng kiến mức giảm mạnh trong 1 thập kỷ trở lại đây. Kết quả này một lần nữa cho thấy rõ tác động của dịch bệnh Covid-19 lên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Với ngành Dệt May Việt Nam, nhất là đối với ngành may mặc, trong quý I/2020, tình trạng hủy, giãn đơn hàng rất nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp đã chứng kiến ngay mức doanh thu giảm 20% trong quý I/2020 và tiếp tục trượt giảm ở quý II/2020, thời gian mở LC cũng kéo dài.
Cùng với tình trạng hủy đơn hàng là tình trạng giãn đơn hàng, với các đơn hàng giao trong tháng 3 đều bị lùi xuống tháng 4, tháng 5. Nhiều doanh nghiệp còn chuyển sang may khẩu trang trong nỗ lực duy trì được việc làm cho công nhân, hạn chế tổn thất do dịch bệnh. Tuy nhiên hiện nay, khi thị trường trong nước đã bão hòa, các doanh nghiệp phải tìm cách xuất khẩu sang nước ngoài dẫn tới cạnh tranh ở mức cao. Tuy thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp có các đơn hàng khẩu trang đến hết quý III/2020 và có thể giúp duy trì tạo công ăn việc làm cho công nhân trong thời điểm khó khăn do Covid-19 gây ra, nhưng biên lợi nhuận chưa được cao do có tới 80% các đơn hàng làm khẩu trang theo hình thức gia công, chưa tạo được nhiều giá trị thặng dư như đơn hàng FOB, ODM. Hơn nữa, nếu trong giai đoạn tới, khi xuất khẩu khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động giảm sẽ khiến doanh nghiệp còn khó khăn hơn nữa vào những tháng cuối năm.
Với tình hình thị trường kể trên, dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kỳ, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 vào khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với 2019.