thực trạng ô nhiễm môi trường ở hà nội hiện nay.bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường

2 câu trả lời

Ô nhiễm môi trường nước

Hà Nội có lượng nước thải sinh hoạt rất lớn và rất ô nhiễm. Tổng lượng nước thải hàng ngày của thành phố Hà Nội vào khoảng 320.000m3 trong đó có tới 1/3 là nước thải CN. Môi trường nước tiếp nhận lượng nước này là các hồ, kênh, mương và sông. Hầu hết các cơ sở CN đều xả trực tiếp nước thải vào các sông thoát nước chính là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và các mương, hồ của thành phố. Đã có nhiều tài liệu cho thấy, nước thải CN của Hà Nội có chứa các chất lơ lửng, các hợp chất chứa P, N, chỉ số BOD5 (nhu cầu ôxy sinh hóa các chất hữu cơ), COD (nhu cầu ôxy hóa học chất hữu cơ), kim loại nặng đều rất cao. Hầu hết các sông hồ của Hà Nội đều bị ô nhiễm cả về cơ học, hóa học và sinh hoạt, có sự phân hủy yếm khí tạo ra khí độc như H2S, NH4. Hàm lượng NO2, NO3 đều cao, BOD5 quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) tới 3 lần. Thậm chí, hàm lượng coliform của một số hồ gần khu vực dân cư vượt TCCP tới 100-200 lần, vào mùa khô vượt tới… 700 lần2.

100% nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại khu vực nông thôn, ở các làng nghề và gần 100% nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý đang xả thẳng ra sông, hồ, ao, mương.

Ô nhiễm bầu không khí

Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cho thấy nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết khu vực này đều có xu hướng tăng dần và vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5-4,5 lần. Nơi có nồng độ bụi tăng mạnh nhất là ở khu vực Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động.

Số liệu từ Viện Y học Lao động và vệ sinh môi trường cho thấy, vào những giờ cao điểm, Hà Nội có nồng độ bụi cao gấp 4 lần TCCP, CO cao gấp 2,5-4,4 lần, hơi xăng từ 12,1-2.000 lần. Trẻ ở lứa tuổi học đường sống quanh các nút giao thông bị ảnh hưởng tới sức khỏe rõ rệt: mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật bị kích thích, tỷ lệ mắc bệnh lý đường hô hấp cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Một cuộc khảo sát ý kiến 1.500 người dân Hà Nội cho thấy, có tới hơn 66% nhận định rằng môi trường không khí ở Hà Nội bị ô nhiễm nặng và khá nặng, 32% cho là "ô nhiễm nhẹ", chỉ 2% cho rằng họ vẫn được "tận hưởng không khí trong lành".

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi hiện nay trên địa bàn thành phố đang ở mức "báo động đỏ" bởi nồng độ bụi lơ lửng ở các quận nội thành đều vượt quá TCCP từ 2-3 lần. Đường Nguyễn Trãi có hàm lượng bụi lơ lửng vượt TCCP tới 11 lần, đường Nguyễn Văn Linh vượt TCCP tới 10,8 lần,… Kết quả quan trắc năm 2008 có tới 6/34 ngã tư nồng độ khí CO trung bình vượt TCCP từ 1,03-1,55 lần; có 3/34 ngã tư có nồng độ SO2 vượt TCCP từ 1,02-2 lần; có 32/34 ngã tư có nồng độ C6H6 vượt TCCP từ 1,1-3 lần…7. Tại các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, khí thải đã vượt quá TCCP: Khí CO2 vượt 3-5 lần, SO2 vượt 3-10 lần, bụi vượt 2-6 lần. Tại một số cụm công nghiệp như Vĩnh Tuy, Mai Động, Thượng Đình, không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi và các khí độc hại như SO2, CO, NO2.

 Ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn

Trung bình tổng lượng chất thải rắn ở thành phố Hà Nội khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn chất thải sinh hoạt ở đô thị và 1.500 tấn ở nông thôn. Hà Nội đang phải gánh chịu nguy cơ ô nhiễm môi trường do sự gia tăng đột biến về khối lượng và thành phần các loại chất thải rắn8.

Tài liệu khác đánh giá tai các khu công nghiệp (KCN) của Hà Nội việc ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, so với các nước trong khu vực thì mức độ công nghiệp hóa còn thấp nhưng tình trạng ô nhiễm lại khá cao. Hàng ngày Hà Nội thải ra khoảng 9.100 m3 chất thải rắn, trong đó khoảng 80% là rác thải sinh hoạt, 20% là rác CN. Mặc dù rác thải của Hà Nội không chứa các kim loại nặng và chất phóng xạ nhưng chất thải rắn lại là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước và không khí. Đặc biệt chất thải CN và chất thải bệnh viện là rất nguy hiểm nhưng cũng chỉ được chôn dưới đất mà không qua công đoạn xử lý nào gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và không khí. Một số lượng rác thải không nhỏ còn bị đổ xuống các sông, kênh mương, hồ ao gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê thì sự ô nhiễm môi trường nặng nhất là khu Thượng Đình sau đó là các khu Mai Động, Văn Điển, Sài Đồng,…9

Có tài liệu đánh giá chất thải CN khoảng 750 tấn/ngày, mới thu gom được 90%, chất thải nguy hại khoảng 97-112 tấn/ngày (chiếm 13-14%) trong khi đó mới chỉ thu gom 58-78,4 tấn/ngày (chiếm 60-70%). Đặc biệt, rác thải kim loại từ ngành CN sản xuất điện tử được đánh giá là có nhiều chất có độc tính cao. Ngoài các thành phần hữu cơ poly-me, các kim loại nặng, kim loại bán dẫn còn có các chất As, Se, Sb,Hg…

Dù không thống nhất về số liệu song các tài liệu đều cho thấy ô nhiễm môi trường Hà Nội đã đến mức báo động đỏ! Chúng ta chưa có tài liệu nào đánh giá xem cần bao nhiêu tiền để làm sạch lại môi trường Hà Nội. Tuy nhiên, chắc chắn con số đó là không nhỏ, sẽ là nhiều chục nghìn tỉ đồng.

1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

Bác Hồ đã từng nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, vì thế không cần làm những gì quá lớn lao, chỉ cần các em thường xuyên quét dọn lớp học, làm sạch khuôn viên nhà ở, đường phố tại địa phương mình sinh sống đã là hành động mang ý nghĩa tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường.

2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

Với câu hỏi sinh viên và học sinh làm gì để bảo vệ môi trường thì hành động vứt rác đúng nơi quy định và không xả rác bừa bãi cũng chính là câu trả lời phù hợp. Lý do, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là xuất phát từ việc vứt rác bừa bãi, nếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên được nâng cao trong trường hợp này sẽ cải thiện được vấn đề.

3. Hạn chế sử dụng túi nilon

Các em biết không phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, hơn nữa quy trình sản xuất túi nilon cũng cần sử dụng lượng lớn nguyên liệu dầu khí, phẩm màu và các hóa chất nên rất có hại cho môi trường. Do vậy học sinh, sinh viên bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.

Các em có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu tự nhiên như lá chuối để gói đồ đựng đồ hay các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ ăn sáng.

4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

Việc tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt cũng là gợi ý hay dành cho những em học sinh, sinh viên đang thắc mắc về câu hỏi em cần làm gì để bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

Đối với nguồn nước: Không xả nước bừa bãi, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và chú ý khóa vòi nước sau mỗi lần sử dụng.

Đối với nguồn điện: Tại trường, tắt điện phòng học trong những tiết thể dục ngoài trời, khi tan học nên tắt tất cả các bóng điện trước khi ra về. Tại nhà, chỉ bật điện ở những khu vực cần thiết tắt điện trong nhà tắm và WC khi đã sử dụng xong, tắt tivi và các thiết bị sử kết nối với nguồn điện khi không còn sử dụng ..

5. Tích cực trồng cây xanh

Thêm một gợi ý hoàn hảo cho nghi vấn “Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” nữa, đó là đối với lớp học sinh nhỏ tuổi, các em có thể tham gia trồng cây xanh ngay trong chính khuôn viên trường học và nhà ở của mình theo hướng dẫn của thầy cô, ba mẹ.

Trong khi đó, những em học sinh lớn tuổi hơn và sinh viên cũng thế, có thể tham gia thêm các hoạt động trồng cây gây rừng mang tính cộng đồng để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em, cũng như trên toàn quốc.

6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường

Tùy theo độ tuổi để các em chọn cho mình những hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp. Đối với các em nhỏ có thể tham gia các cuộc thi liên quan đến bảo vệ môi trường và động vật hoang dã do nhà trường tổ chức để trang bị thêm kiến thức.

Những em học sinh, sinh viên lớn hơn thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn hơn.

7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Gợi ý tiếp theo để nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân nói chung, trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên nói riêng là không tiếp tay cho những hành động gây tổn hại đến môi trường, ví dụ như: Bỏ cây, chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, buôn bán động vật hoang dã ..

`→` Em sẽ không xả thả .

`→` Tuyên truyền và ủng hộ không xả rác thải , chất độc hại và khói bụi ,... 

`→` Khuyên ngăn các công ty xả thải các chất độc hại ra môi trường 

`→` Báo với chính quyền ( nếu công ty đó vẫn xả thải )

`→` Trồng thêm nhiều cây xanh .

`→` vứt rác đúng nơi quy định .

`→` Hạn chế sử dụng đồ nhựa , túi nilong .

`→` Hăng hái tham gia các phong trào góp phần bảo vệ môi trường 

`→` không được tiếp tay cho những hành vi xả thải , chất thải ra môi trường .