Thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam vào thời gian nào? Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam- Bắc là ở đâu ? Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-e-vơ là gì?
2 câu trả lời
Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 nhằm mục đích ban đầu để bàn về vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5, vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.
Hiệp định hình thành sau 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai. Hiệp định được ký ngày 21 tháng 7 năm 1954.[1]
Thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam vào thời gian nào?
20-7-1954
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam- Bắc là ở đâu ?
Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-e-vơ là gì?
-Sau Hiệp Định Geneva, từ sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 Bắc được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời, chia Việt Nam thành hai vùng: chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung tại miền Bắc, còn chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung tại miền Nam.
-Nội Dung:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến ngừng bắn , lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
- Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: lấy vĩ tuyến 17 ( dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị ) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.
- Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.