Thức ăn xảy ra những biến đổi nào trong quá trình tiêu hóa tại khoang miệng và dạ dày? Giúp e vs ah e cảm ơn

1 câu trả lời

*Tiêu hóa ở khoang miệng:

-Biến đổi lý học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.

→ Tác dụng: Làm mềm, nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên để nuốt.

-Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.

→ Tác dụng: Biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozo.

*Tiêu hóa ở dạ dày:

-Biến đổi lý học: 

+Thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày kích thích tiết dịch vị để hòa loảng thức ăn.

+Khi đói dạ dày co bóp nhẹ và thưa, khi có thức ăn dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, giai đoạn đầu để nhào trộn thức ăn thấm đều dịch vị và giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột.

+Sự đẩy thức ăn xuống ruột còn có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị.

-Biến đổi hóa học:

 +Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng thành đường mantozo) ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.

+Một phần protêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.