Theo chú thích SGK t59, Thân Khoái là viên quan giữ ao cá của Tề Trang Công (thời Xuân Thu). Khi Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khoái đã chặt tay rồi chết theo chủ. Với hành động đó, theo quan niệm của người xưa Thân Khoái được xem là gì?

1 câu trả lời

[MINH HUỆ 17-7-2007] Dân tộc Trung Hoa được truyền thừa nhiều mỹ đức, có chính khí tỏa sáng ngàn năm. Đây chính là một bộ phận của văn hóa Thần truyền. Văn Thiên Tường trong bài “Chính khí ca” đã viết: “Thiên địa hữu chính khí,tạp nhiên phú lưu hình:thời cùng tiết nãi kiến,nhất nhất thùy đan thanh,tại tề thái sử giản,tại tấn đổng hồ bút……lẫm liệt vạn cổ tồn. đương kì quán nhật nguyệt,sinh tử an túc luận!”. (Tạm dịch: Trời đất có chính khí, Tỏa ra cho muôn loài: Khi nghèo thấy rõ tiết tháo, sử sách ghi đời đời, tại nước Tề có sách Thái Sử, ở nước Tấn có bút Đổng Hồ… Oai nghiêm tồn tại muôn thủa. Khi đã thấu suốt nhật nguyệt, thì sống chết không cần luận bàn ) Nhưng hiện tại, do ĐCSTQ phá hoại, chính khí của Trung Quốc lại mười phần phai nhạt. Người viết bài này hôm nay nói về “Chính khí ca”, đầu tiên nhắc tới câu chuyện xưa về các quan Thái sử.

Năm 548 Trước Công nguyên, đại phu nước Tề là Thôi Trữ giết chết Tề Trang Công, ủng hộ em trai khác mẹ của Trang Công lên làm vua, là vua Tề Cảnh Công. Tề Cảnh Công lên ngôi liền bổ nhiệm Thôi Trữ làm Hữu tướng. Để che giấu chân tướng sự thật, Thôi Trữ ra lệnh cho các quan chép sử rằng: đối với chuyện Thôi Trữ giết vua Tề Trang Công, thì phải viết thành “Mắc bệnh sốt rét mà chết”. Quan Thái sử nước Tề, căn cứ vào truyền thống đạo đức “Chân thật chép sử” của nghề viết sử, thẳng thắn cự tuyệt. Ông nghiêm chính trên thẻ tre (thời ấy giấy viết chưa được phát minh, văn tự đều phải khắc vào thẻ tre) chân thật viết rõ: “Mùa hè ngày mùng 5 năm Hợi, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ xem xong nổi giận, lập tức chém chết quan Thái sử này, rồi đem thẻ tre ấy hủy đi.

Em trai của viên quan Thái sử ấy, nghe nói anh trai mình vì chân thật chép sử mà bị giết hại thì lòng hết sức căm phẫn. Theo luật lệ thời đó, ông được kế nhiệm làm quan chép sử, căn cứ theo nội dung mà người anh trai đã làm, chép xuống thẻ tre kể rõ chi tiết sự thật. Thôi Trữ ỷ mình quyền to chức lớn, lại hung ác ngang ngược sát hại luôn người em trai.

Không ngờ, viên quan Thái sử còn có một người em út. Anh cũng không lùi bước, không chút khiếp sợ, lên nối nghiệp 2 người anh trai. Anh kế thừa chí nguyện của 2 người anh trai đã chết, cũng không chút dối trá nguyên xi chép lại sự thật lịch sử.

Thôi Trữ thân là Hữu tướng, nắm quyền sinh sát trong tay, lúc này, nhìn thấy 3 người huynh đệ bọn họ hiên ngang lẫm liệt như thế, trong lòng thật sự trở nên sợ hãi. Hắn cầm thẻ tre vừa mới khắc chữ xong, nói với người em út (lúc đó theo lệ cũng kế nhiệm làm quan chép sử) rằng: “Ngươi cũng không sợ mất mạng sao? Chỉ cần ngươi chép theo những điều ta bảo, thì có thể miễn cho ngươi con đường chết của 2 anh ngươi”. Chàng trai trẻ mười phần nghiêm chính trả lời: “Căn cứ sự thật mà chép sử, đó là thiên chức của các Sử quan. Ta không thể chỉ lo tính mạng mà coi thường sự thật lịch sử!”.

Đối mặt với người thanh niên trẻ tràn ngập chính khí, trung với thiên chức như thế, Thôi Trữ tự nhiên nội tâm sợ hãi, biết không thể khuất phục được, nên trả thẻ tre ghi sự thật ấy cho anh, để cho Cơ quan ghi chép lịch sử bảo tồn.

Đây gọi là: Chính nghĩa chiến thắng tà ác, quân tử chiến thắng tiểu nhân, chân lý chiến thắng sai lầm.

Tư Mã Thiên đối với 3 anh em quan Thái sử nước Tề, những con người anh dũng không sợ cường quyền, vì sự thật lịch sử sẵn sàng vứt bỏ sinh mệnh, thì hết sức cảm phục, liền đem chuyện này viết vào bộ “Sử ký” nổi tiếng của mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước