Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn ,sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ minh họa?
2 câu trả lời
– Mặt đối lập là những mặt có tính chất, đặc điểm, thuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.
Ví dụ:
+ Mọi sự vật đều có quá trình đồng hóa và dị hóa.
+ Trong mỗi con người luôn có hai mặt tốt và xấu.
+ Trong hoạt động kinh tế có sản xuất và tiêu dùng.
-Trong mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, đồng thời chúng cũng luôn tác động, bài trừ nhau. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Ví dụ: +Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng; ngược lại, nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.
+Trong mội xã hội có đối kháng giai cấp luôn có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Hai giai cấp này là hai mặt đối lập và luôn đấu tranh với nhau để giành quyền lợi về mình.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.