tham luận về làm sao đạt được két quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi

2 câu trả lời

I. Đặt vấn đề:

Người xưa từng nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” vì vậy bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước, cho địa phương và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn nghành giáo dục ở nước ta hiện nay. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Đối với trường THCS Quảng Phương hiện nay, để phấn đấu trở thành 1 trường trọng điểm chất lượng cao, phát huy truyền thống hiếu học của xã nhà, bên cạnh làm tốt công tác giáo dục nhà trường đã đẩy mạnh công tác BDHSG, chú trọng chất lượng mũi nhọn thông qua các hoạt động xã hội hóa, khen thưởng, huy động các nguồn lực tập trung cho chất lượng mũi nhọn HSG.

II. Thực trạng của vấn đề:

Thuận lợi:

– Trường THCS Quảng Phương đóng trên địa bàn xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương cũng như lãnh đạo huyện nhà; sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, hội khuyến học xã cũng như các tổ chức đoàn thể khác…

– BGH nhiệt tình có những kế hoạch cụ thể, lâu dài chỉ đạo quyết liệt trong công tác bồi dưỡng HSG, làm tốt công tác xã hội hóa cũng như huy động các nguồn lực tập trung cho công tác dạy học nói chung và bồi dưỡng HSG nói riêng.

– Trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ : Trang bị màn hình ti vi trong các phòng học, tăng trưởng máy tính, sách tham khảo hằng năm giúp cho việc dạy học và NDHSG đạt kết quả tốt.

– Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm.

– Học sinh ngoan, có truyền thống hiếu học, yêu thích môn học BD, có tính tự giác cao.

– Phụ huynh lo lắng, quan tâm đến chất lượng học sinh giỏi của con em.

2. Khó khăn:

* Về phía nhà trường:

-1 số GV có hoàn cảnh khó khăn : con nhỏ, nhà ở xa, dạy BD nhiều khối nên thời gian nghiên cứu các tài liệu.

– Chất lượng HSG hằng năm đều có giải Huyện, giải Tỉnh nhưng chưa bền vững.

– Nguồn kinh phí khen thưởng cho giáo viên bồi dưỡng; GVG; HSG hằng năm còn hạn chế chưa tạo động lực cho học sinh trong quá trình bồi dưỡng.

* Về phía giáo viên:

– Các môn văn, toán SL đông mỗi người bồi dưỡng đỡ vất vả, song bên cạnh đó 1 số môn chỉ có 1 GV nên phải bồi dưỡng 2-3 khối vì thế việc đầu tư nghiên cứu và thời gian tập trung bồi dưỡng có phần hạn chế: môn Hóa, Sử, Địa…GV ở xa, có hoàn cảnh khó khăn: cô Hân, cô Lan Phương…

* Về phía phụ huynh:

– Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện đến học tập của con em mình.

– Phụ huynh phần lớn ở nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa có điều kiện để đầu tư máy tính cũng như hòa mạng internet để con em tìm kiếm tài liệu học và làm bài tập nâng cao ở nhà.

* Về phía học sinh:

– Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều (còn ham chơi, bỏ học la cà quán hang, quán game) nên kết quả thi học sinh giỏi ở một số môn chưa cao.

-Trong chọn đội tuyển: HS chưa chủ động chọ môn bồi dưỡng còn phụ thuộc vào gia đình….

3. Nguyên nhân:

– Nhận thức của một số phụ huynh về công tác bồi dưỡng chưa cao: còn phó mặc cho đó là trách nhiệm của giáo viên, coi đó là thành tích của nhà trường có phân biệt giữa môn phụ và môn chính …Đặc biệt can thiệp vào định hướng môn học của con (cho con học các môn KHTN…). Sự nhìn nhận chưa đúng đó đã làm ảnh hưởng đến tâm lí của người thầy làm công tác bồi dưỡng .

– Việc thực hiện các chính sách khen thưởng cho GV, HS chưa đủ để khuyến khích, tạo động lực trong công tác bồi dưỡng của GV.

– Chưa huy động hết các nguồn lực trong công tác bồi dưỡng.

– Công tác tham mưu, phối hợp với các tổ chức (hội khuyến học xã; hội cha mẹ học sinh; …) trong việc khen thưởng động viên GVG, HSG, GVBD có phần hạn chế. (hai năm học 2015-2016; 2016-2017 HKH xã không phát thưởng cho GV và HSG kịp thời).

Sau đây tôi trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

Thứ nhất. Đối với giáo viên bồi dưỡng đội tuyển:

– Người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn thực sự vững vàng, không chỉ nắm chắc nội dung chương trình mà phải biết mở rộng, nâng cao hệ thống kiến thức một cách logic, từ đó làm học sinh nể, phục, tin tưởng vì học sinh thời nay rất năng động, nhiều hs có kiến thức tốt. Khi giải đáp những thắc mắc của các em, chỉ cần học sinh không thoả mãn là người thầy sẽ mất đi sự tự tin trước học sinh. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo đặc biệt là các thầy cô giáo trẻ phải thường xuyên tích luỹ kiến thức, học hỏi phương pháp, kinh nghiệm từ đồng nghiệp là những người đi trước, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ bản thân.

– Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh, thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, tính sáng tạo vào đội tuyển.

– Bước tiếp theo, chúng ta lập kế hoạch bài học một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy đó là hữu hiệu nhất.

– GV BDHSG cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy đối tượng HSG để tạo mọi điều kiện giúp các em phát huy hết năng lực của mình.

– Thực hiện phư­ơng châm: dạy chắc cơ bản rồi dạy nâng cao, thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phư­ơng pháp t­ư duy – dạy kiểu dạng bài có quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng tổng quát.

– Trong mỗi bài tập cần đưa ra nhiều câu với mức độ từ dễ đến khó (có thể 4 đến 6 câu nhỏ) và câu nhỏ cuối cùng ta nên vận dụng vào thực tế để các em hiểu rõ đây là câu vận dụng tích hợp.

– Sau mỗi bài tập nâng cao GV cần đưa ra phương pháp giải hoặc những lưu ý nhằm học sinh tự khắc sâu kiến thức để cách trình bày được lập luận lôgic hơn.

– Sau mỗi chuyên đề cần có bài kiểm tra đánh giá theo các mức độ để nắm ngay được tình hình học sinh bị hổng phần nào, những bài đa số HS làm được gọi HS trực tiếp lên bảng làm (mối lần ghi bảng các em nhớ hơn là ghi ở vở), bài nào chưa tốt GV sửa và khắc sâu ngay.

– Nên tránh:

+ Tránh nôn nóng, bỏ qua bài tập cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra được nên bắt đầu từ đâu hoặc việc ghi nhớ từng đơn vị kiến thức kỹ năng dễ lộn xộn hay kết quả là không định hình đ­ược phư­ơng pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang.

+ Tránh coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng, cho học sinh làm nhiều hơn những bài có nguyên tắc chung (coi những bài đó mới là “thông minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không học đ­ược ph­ương pháp tư­ duy theo kiểu đúng đắn khoa học

+ Không để HS tâm lý trọng thi cử và không nặng thành tích đối với HS dẫn đến HS bị áp lực từ nhiều phía.

Thứ 2. Về chương trình bồi dưỡng:

– Giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng chuyên đề, bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần.

– Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông , kết nối kiến thức của các chuyên đề với nhau .

Thứ 3. Tài liệu bồi dưỡng:

– Giáo viên sưu tầm bộ đề thi đa dạng nhằm giúp hs tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.

Thứ 4. Về thời gian bồi dưỡng:

– Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả cần có kế hoạch bồi dưỡng liên tục và đều đặn, không dồn ép ở thời gian cuối trước khi thi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh.

Thứ 5. Đối với học sinh:

Cần phải bồi d­ưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh. Cách tốt nhất bồi d­ưỡng hứng thú cho học sinh là hư­ớng dẫn dìu dắt cho các em đạt đ­ược những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu ch­ưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trư­ởng thành rất vững chắc và đạt kết quả tốt.

– Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập, yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi. Ngoài ra học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.

– Khả năng nhận thức, lĩnh hội của mỗi hs không giống nhau nên yêu cầu, cách đánh giá của giáo viên đối với hs cũng cần có sự linh hoạt để kịp thời động viên, khuyến khích hs.

Trên đây là kinh nghiệm và giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí. Cuối cùng, xin kính chúc các vị đại biểu khách quý, các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

– Trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ : Trang bị màn hình ti vi trong các phòng học, tăng trưởng máy tính, sách tham khảo hằng năm giúp cho việc dạy học và NDHSG đạt kết quả tốt.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm