Tại Sao thực dân anh xâm lược ấn độ

2 câu trả lời

Từ đàu thế kỉ XVII Chế độ phong kiến ấn độ suy yếu.Các nước phương tây từng bước xâm lược

Giữa thế kỉ XVIII Anh đặt cai trị Ấn độ

Lợi dùng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách "chia để trị","dùng người Ấn trị người Ấn"

Thực hiện chính sách ngu dân trong linh vực tôn giáo

Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến người dân Ấn độ thành nơi tiêu thụ hàng hoá

Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói

1. Sự xâm nhập bước đầu của thực dân phương Tây vào Ấn Độ

Từ thế kỷ XVI, thực dân phương Tây đã dòm ngó và từng bước xâm nhập vào thị trường phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ. Sau khi mở con đường biển đến Ấn Độ, Bồ Đào Nha chiếm một số căn cứ ở vùng bờ biển phía tây nam. Trong đó, Giá là vị trí quan trọng nhất. Đến nửa sau thế kỷ XVII, Hà Lan đánh bại ưu thế buôn bán của Bồ Đào Nha và cướp được một số căn cứ trừ vùng Goa, Đi và Đâm ở bờ biển phía tây.

Bằng vũ lực, thực dân Anh buộc chính phủ Môgôn trao quyền thiết lập một đại lý tạm thời ở Xurát, sau chuyển về Bombay. Đến giữa thế kỷ XVII, lập thêm căn cứ ở Mađrát, Cancutta... Thực dân Pháp xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVII với những đại lý ở Săngđecnago, Pôngđisêri... Đan Mạch, Thụy Điển, Áo và nhiều nước khác cũng lần lượt đặt chân lên mảnh đất phì nhiêu này. Các nước châu Âu đều thực hiện mưu đồ xâm lược thông qua hoạt động của các công ty Đông Ấn Độ - một tổ chức nắm độc quyền của mỗi nước trong việc buôn bán với phương Đông.[1]

Đến giữa thế kỷ XVIII, hoạt đông của các công ty được đẩy manh, Pháp chiếm được một số ưu thế nhất định ở Ấn Độ: thành lập những đội quân đánh thuê người Ấn (Xipay), đưa quân chiếm đóng một số nơi và được bọn phong kiến giúp đỡ, giành được hai vương quốc rộng lớn ở phía nam là Haiđerabat và Cácnatich. Điều đó làm cho Anh lo sợ và cố giành quyền bá chủ. Do những cuộc chiến tranh ở châu Âu, cuộc xung đột vũ trang giữa Anh và Pháp diễn ra ở Ấn Độ (1746-1763). Kết quả, Pháp bị thất bại, chỉ giữ được Pôngđisêri và 4 thành phố vùng ven biển.[2] Tuy nhiên, Anh cũng chưa chiếm được nhiều đất đai lắm.

2. Thực dân Anh tăng cường bành trướng và phong trào nhân dân đấu tranh chống xâm lược

Sau khi chiếm được ưu thế so với các nước phương Tây khác ở Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường bành trướng đất đai. Từ Mađrat, chúng biến vương quốc Cácnatich thành thuộc quốc. Chúng tăng cường hoạt động ở vùng Bengan, nơi đã đặt được 150 kho hàng và 15 đại lý lớn. Nhưng ở đây, chúng gặp phải sự kháng cự của nhân dân Bengan do nhà vua trẻ tuổi Xirat Ut Đôilê đứng đầu. Nghĩa quân đã chiếm được Cancutta, buộc bọn thực dân Anh phải bỏ chạy. Sau đó, Anh điều quân về đàn áp. Trận Plêxi năm 1757 diễn ra rất ác liệt, bảy vạn quân Bengan chiến đấu kiên cường nhưng bị thất bại. Xirat Ut Đôilê bị bắt và bị hành hình. Quân Anh tàn phá thành phố Bengan, cướp đoạt trên 40 triệu đồng bảng, đốt trụi nhà cửa, đường phố. Sự đàn áp của quân Anh gây nên lòng căm phẫn trong nhân dân. Nhiều cuộc đấu tranh chống xâm lược bùng nổ ở những thành phố lớn thuộc Bengan được sự ủng hộ của vương quốc láng giêng Aođơ và của các đội quân Ápganixtan từ Đêli tới. Nhưng lực lượng nghĩa quân bị đánh bại. Công ty Đông Ấn Độ của Anh giành được quyền thu thuế, đóng quân, lập tòa án và thiết lập bộ máy cai trị trên mảnh đất rộng lớn nhất của Ấn Độ. Vương quốc Aođơ cũng không thoát khỏi số phận lệ thuộc vào Anh.

Ở phía nam, vương quốc Haiđerabat khá rộng lớn bị Anh chinh phục.

Ở phía tây, bọn thực dân từ Bombay định bành trướng ra vùng xung quanh. Thấy rõ nguy cơ mất nước, nhà vua Haida Ali của vương quốc Maixuya - vương quốc rộng lớn nhất ở nam Ấn - tập hợp lực lượng kháng chiến. Sau khi Haida Ali chết, con trai là Tipu lên ngôi vẫn tiếp tuc cuộc “chiến tranh thần thánh”, kêu gọi sự thống nhất của các vương quốc Ấn Độ và chiến đấu rất kiên cường. Nhưng thực dân Anh xảo quyệt lôi kéo các quốc vương xung quanh, cô lập Maixuya, tiến hành đàn áp buộc Tipu phải ký hòa ước năm 1792 cắt một nửa lãnh thổ cho Công ty Đông Ấn Độ. Đến năm 1796, chúng nổ súng tấn công vào phần đất còn lại của Maixuya và chinh phục hoàn toàn vương quốc này, Tipu bị tử trận.

Như vậy, đến cuối thế kỷ XVIII, những vùng đất giàu có nhất của Ấn Đô như Bengan, các nước xung quanh (Biha, Oritxa, Aođơ) và toàn bộ miền Nam Ấn rơi vào tay thực dân Anh.

Song song với quá trình xâm lược, thực dân Anh nhanh chóng đặt ách thống trị ở Ấn Độ. Cơ quan có toàn quyền cai trị ở đây là Công ty Đông Ấn Độ - “từ một quốc gia thương mại đã biến thành một quốc gia quân sự và có lãnh thổ”. Các chính khách, bọn con buôn và tập đoàn thống trị ra sức củng cố địa vị trong công ty để qua đó tăng cường bóc lột Ấn Độ. Năm 1773, Nghị viện Anh thông qua đạo luật về việc cai trị Ấn Độ, quy định tổng đốc của Công ty ở Cancutta đồng thời giữ chức toàn quyền trên toàn bộ lãnh địa Anh ở Ấn Độ. Viên toàn quyền cùng với một hội đồng do chính phủ Anh chỉ định nắm quyền hành chính, bên cạnh có tòa án tối cao. Đồng thời ở Luân Đôn thiết lập một hội đồng kiểm soát các công việc của công ty ở Ấn Độ do nhà vua chỉ định bao gồm một số thành viên của nội các.

Tính chất của sự bóc lột trong thời kỳ này tương ứng với thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản Anh. Cho nên thủ đoạn bóc lột chủ yếu là thu thuế và vơ vét. Việc buôn bán giữa Anh và Ấn Độ được tiến hành theo một tỉ lệ thu thuế chênh lệch khá nghiêm trọng: hàng từ Ấn Độ sang Anh đóng thuế gấp 10 lần hàng từ Anh vào Ấn Độ.[3] Hậu quả tất nhiên của sự cướp bóc đó là tình trạng ngày càng cùng khổ của nhân dân Ấn Độ. Nạn đói xảy ra liên tiếp, riêng năm 1770 đã có tới mười triệu người chết đói.

3. Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ và phong trào chống Anh nửa đầu thế kỷ XIX

Ở Ấn Độ, thế kỷ XIX được bắt đầu bằng việc mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh và những cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân. Năm 1806, các trung đoàn Xipai nổi dậy ở Benlua (Nam Ấn). Năm 1816 binh lính Ấn khởi nghĩa ở Bombay. Đông đảo quần chúng nông dân đứng lên chống Anh ở khắp nơi. Xêit Acmet Barenvi (1786-1831) đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của những người theo đạo Hồi, lập căn cứ ở biên giới phía tây bắc. Cấp tiến hơn là phong trào của Đadu Mian ở Bengan vừa chống xâm lược Anh, vừa tấn công vào bọn quý tộc phong kiến. Nhưng do tính chất phân tán, thiếu tổ chức và sự hạn chế về thành kiến tôn giáo nên phong trào bị thất bại. Để hoàn thành mưu đồ xâm lược, thực dân Anh chĩa mũi nhọn chủ yếu vào các vương quốc của người Marat ở miền Trung Ấn Độ. Ngay từ đầu, nhân dân Marat đã đứng lên đấu tranh chống xâm lược một cách kiên quyết. Nhưng tình trạng cát cứ phong kiến, chiến tranh liên tiếp giữa các vương quốc, sự thiếu năng lực lãnh đạo và mâu thuẫn gay gắt trong các tập đoàn phong kiến tạo nên thời cơ thuận lợi cho thực dân Anh. Cuộc chiến tranh năm 1803-1805 đem lại cho Anh thêm những phần đất ở miền Trung và ngay thủ đô Đêli cũng bị thất thủ. Đến năm 1817, vương quốc Marat hoàn toàn bị chinh phục. Từ đó, thực dân Anh tiếp tục bành trướng ra xung quanh và bán đảo Ấn Độ chỉ còn lại một quốc gia độc lập là Penjap.

Đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu phát triển kinh tế và tăng cường sức mạnh chống ngoại xâm, khuynh hướng xây dựng một quốc gia tập quyền thể hiện rõ nét ở Penjap. Ranjit Xinh là người hoàn thành nhiệm vụ đó với một chính quyền mạnh mẽ, một quốc gia thống nhất, một đội quân hùng mạnh được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển quyền lực và mở mang bờ cõi, Penjap không tránh khỏi mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và bọn phong kiến ngày càng gay gắt, mâu thuẫn dân tộc giữa người Xích với các dân tộc bị chinh phục như người Casơmia, người Patan... và mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị.

Sau khi Ranjit Xinh chết (1839), cuộc tranh chấp giữa các thế lực phong kiến bùng nổ. Quân đội Penjap đã kịp thời chặn đứng những âm mưu phản động. Năm 1841 họ nổi dậy giết bọn sĩ quan phản động, thành lập các “pantraiat” là những ủy ban do họ cử ra gồm 5 người. Pantraiat ở thủ đô Laho đã giành quyền kiểm soát những hành động của Chính phủ.