2 câu trả lời
Từ thế kỷ XVI, thực dân phương Tây đã dòm ngó và từng bước xâm nhập vào thị trường phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ. Sau khi mở con đường biển đến Ấn Độ, Bồ Đào Nha chiếm một số căn cứ ở vùng bờ biển phía tây nam. Trong đó, Goa là vị trí quan trọng nhất. Đến nửa sau thế kỷ XVII, Hà Lan đánh bại ưu thế buôn bán của Bồ Đào Nha và cướp được một số căn cứ trừ vùng Goa, Điu và Đaman ở bờ biển phía tây.
Bằng vũ lực, thực dân Anh buộc chính phủ Môgôn trao quyền thiết lập một đại lý tạm thời ở Xurát, sau chuyển về Bombay. Đến giữa thế kỷ XVII, lập thêm căn cứ ở Mađrát, Cancutta... Thực dân Pháp xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVII với những đại lý ở Săngđecnago, Pôngđisêri... Đan Mạch, Thụy Điển, Áo và nhiều nước khác cũng lần lượt đặt chân lên mảnh đất phì nhiêu này. Các nước châu Âu đều thực hiện mưu đồ xâm lược thông qua hoạt động của các công ty Đông Ấn Độ - một tổ chức nắm độc quyền của mỗi nước trong việc buôn bán với phương Đông.[1]
Đến giữa thế kỷ XVIII, hoạt đông của các công ty được đẩy manh, Pháp chiếm được một số ưu thế nhất định ở Ấn Độ: thành lập những đội quân đánh thuê người Ấn (Xipay), đưa quân chiếm đóng một số nơi và được bọn phong kiến giúp đỡ, giành được hai vương quốc rộng lớn ở phía nam là Haiđerabat và Cácnatich. Điều đó làm cho Anh lo sợ và cố giành quyền bá chủ. Do những cuộc chiến tranh ở châu Âu, cuộc xung đột vũ trang giữa Anh và Pháp diễn ra ở Ấn Độ (1746-1763). Kết quả, Pháp bị thất bại, chỉ giữ được Pôngđisêri và 4 thành phố vùng ven biển