tại sao phủ định biện chứng mang tính kế thừa? cho ví dụ?tại sao học sinh lại phải thay đổi phương pháp học tập của mình?
1 câu trả lời
Tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất đều trãi qua quá trình sinh trưởng, phát triển và diệt vong. Cái cũ mất đi, cái mới xuất hiện thay thế cái cũ; sự thay thế đó gọi là phủ định.
- Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
- Các nhà triết học của CNDT cho rằng: “sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ được lặp lại toàn bộ quá giống cái cũ hay phủ định là sự diệt vong hoàn toàn cái cũ, chấm dứt sự vận động và phát triển của sự vật”.
- CNDVBC: “sự chuyển hóa thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất, giữa các mặt của sự vật có sự đấu tranh bày trừ lẫn nhau làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời. Sự thay thế diễn ra liên tục làm cho sự vật vận động và phát triển không ngừng, sự vật mới ra đời là sự phủ định của cái cũ hay nói cách khác phủ định là tiền đề, là sự kế thừa, là điều kiện để cái mới ra đời thay thế cái cũ. Đây chính là phép phủ định biện chứng.
- Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân của sự vật, là mắc xích dẫn tới sự hình thành sự vật mới, cái mới tiến bộ hơn cái cũ. Sự ra đời của các sự vật mới luôn gắn liền với mâu thuẫn, khi mâu thuẩn đến độ gay gắt thì được giải quyết bằng bước nhảy sự vật mới, chất mới ra đời.