2 câu trả lời
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm 7 màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, những không thu nhận màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì...Như vậy, lá cây có màu xanh lục là do chất diệp lục trong lá cây.
Đáp án:
Ai cũng biết cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để quang hợp. Trong lá và các phần xanh khác của cây có chứa chất diệp lục. Nhờ diệp lục mà cây xanh đã biến được năng lượng ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng chứa trong các liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ - sản phẩm của quang hợp. Và cũng chính vì có diệp lục mà lá cây có màu xanh lục. Đây là một đặc điểm thích nghi của cây xanh với ánh sáng.
Diệp lục là một sắc tố hữu cơ có màu lục. Nó có khả năng hấp thụ ánh sáng có chọn lọc. Nó hút cả 6 bức xạ của các tai nhìn thấy được, mạnh nhất là vùng tia đỏ và tia xanh tím. Diệp lục hút rất ít tia lục, nên khi ánh sáng chiếu vào cây, các tia lục không được hấp thụ sẽ phản xạ vào mắt ta và ta nhìn thấy lá cây có màu xanh lục.
Lá cây có màu xanh lục là một đặc điểm thích nghi có lợi vì buổi trưa ánh sáng có cường độ mạnh nhất và rất giàu tia lục, nếu cây hấp thụ ""được"" cả các tia này thì rõ ràng cây sẽ tự đốt cháy mình.
Giải thích các bước giải: