Tại sao khi Trái đất ở gần Mặt trời nhất lại là mùa lạnh ở nước ta Mình đang cần gấp, mọi người giúp mình với ạ, cảm ơn mn
2 câu trả lời
Trái đất quay quanh mặt trời, nhưng không phải theo một đường tròn hoàn hảo. Nó là một hình elip, hơi méo, với một đầu nằm gần mặt trời hơn. Tuần này, vào ngày 6/7, hành tinh của chúng ta sẽ tới điểm xa nhất trong quỹ đạo của nó quanh mặt trời (điểm viễn nhật), xa hơn bất cứ thời điểm nào khác trong năm.
“Định luật 1 của Kepler phát biểu rằng tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời đều bay quanh mặt trời trên những quỹ đạo hình elip”, giáo sư thiên văn học George Lebo của Đại học Florida (Mỹ) cho biết. "Độ lệch tâm của quỹ đạo trái đất là 1,7%. Vào tháng 1, khi chúng ta đến gần mặt trời nhất (điểm cận nhật), khoảng cách là 147,5 triệu km. Còn tuần này, chúng ta sẽ ở cách xa tới 152,6 triệu km”, ông nói.
Mặt trời ở xa hơn nghĩa là ánh sáng chiếu tới trái đất ít hơn. Trung bình trên toàn cầu, cường độ ánh sáng mặt trời ở điểm viễn nhật giảm 7% so với điểm cận nhật. Về lý thuyết, trái đất càng đón ít ánh sáng mặt trời, thì nó càng phải nguội lạnh hơn. Vậy mà thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Trái đất trở nên ấm hơn. Chúng ta giải thích thế nào về hiện tượng này?
Lebo cho biết đó là vì “thời tiết trên trái đất được quyết định bởi góc nghiêng 23 độ 5 của trục trái đất so với trục thẳng đứng, chứ không phải bởi điểm cận nhật hay điểm viễn nhật”. Trong mùa hè ở Bắc bán cầu, cực Bắc nghiêng về phía mặt trời. Thời gian nhận được ánh mặt trời dài hơn, vì vậy ta có ngày dài, đêm ngắn. Đó là lý do vì sao tháng 7 lại nóng đến vậy. Ngược lại, tháng 7 lại là tháng lạnh ở Nam bán cầu.
Tuy nhiên, câu chuyện lạ lùng chưa dừng lại ở đó: Nhiệt độ trung bình trên toàn trái đất ở điểm viễn nhật cao hơn khoảng 2,3 độ C so với tại điểm cận nhật. Tức là hành tinh chúng ta thực sự ấm áp hơn khi ở xa mặt trời hơn.
Nhiệt độ, thời tiết trên Trái Đất được quyết định bởi góc nhập xạ của tia sáng MT khi tới Trái Đất (liên quan đến hệ quả của chuyển động quay quanh MT của Trái Đất), chứ không phải bởi điểm cận nhật hay điểm viễn nhật bạn nhé.Cụ thể:
- Mùa nóng, lạnh ở nước ta là do sự thay đổi của góc nhập xạ => liên quan đến hệ quả của việc Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh MT và không đổi phương: có lúc bán cầu Bắc ngả về phía MT (nửa năm mùa nóng ở bán cầu Bắc ) và có lúc bán cầu Nam ngả về phía MT (nửa năm mùa lạnh ở bán cầu Bắc) bạn nhé
- Còn về vị trí điểm cận nhật và điểm viễn nhật của Trái Đất so với MT có ảnh hưởng đến sự chênh lệch về thời gian giữa nửa năm mùa nóng và nửa năm mùa lạnh:
+ nửa năm mùa lạnh ở bán cầu Bắc là 179 ngày (từ 23/9 - 21/3)
=> Do khi Trái Đất tiến đến điểm cận nhật (ngày 3/1), lực hút MT lớn nhất. vận tốc trên quỹ đạo lớn 30,3km/s và quãng đường di chuyển ngắn hơn nên thời gian đi hết nửa quỹ đạo nhanh hơn => trùng với thời gian nửa năm mùa lạnh ở bán cầu Bắc
+ nửa năm mùa nóng ở bán cầu Bắc dài hơn với 186 ngày (từ 21/3 - 23/9)
=> Do khi Trái Đất tiến đến điểm viễn nhật (5/7), lúc này lực hút MT giảm, vận tốc chuyển động giảm còn 29,3km/s kết hợp quãng đường di chuyển dài hơn nên Trái Đất phải mất thời gian lâu hơn để đi hết nửa quỹ đạo (186 ngày) => trùng với thời gian nửa năm mùa nóng ở bán cầu Bắc