- Tại sao khi ăn thì không nên nói chuyện? ..................................................................................................................................................... - Tại sao trong qua trình ăn cần phải nhai kỹ? .............................................................................................................................................. -Tại sao khi nhai cơm lâu ở miệng thì có vị ngọt? ........................................................................................................................................... -Tại sao niêm mạc của dạ dày không bị ăn mòn bởi axit và enzim có trong dịch vị *gắn gọn thôi nha moị người
2 câu trả lời
Đáp án:-vì đng ăn mà nói chuyện nắp thanh quản kh đậy kịp, khẩu cái mềm chưa kịp nâng lên, thức ăn lọt lên khoang mũi hoặc rơi vào khí quản sẽ dẫn đến sặc và nghẹt thở
-Nhai kĩ thức ăn sẽ ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá nhai kĩ giúp chúng ta hấp thụ đc chất dinh dưỡng
-khi nhai cơm lâu ở miệng thì có vị ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
-vì Niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi lớp chất nhầy, ngăn cản pepsin không tiếp xúc được với các tế bảo ở niêm mạc dạ dày, do đó không bị tiêu hóa.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
câu 1:- Tại sao khi ăn thì không nên nói chuyện?
- Thứ nhất, nói chuyện trong khi ăn sẽ làm cho thức ăn không được nghiền kĩ trong miệng và khi nuốt xuống dạ dày, nó có thể bị sai ống dẫn, thay vì xuống dạ dày thì lại qua đường phổi hay mũi, gây sặc, nghẹn,là sẽ bị tử vong
câu 2: Tại sao trong qua trình ăn cần phải nhai kỹ?
Nhai kỹ từng miếng làm đơn giản hóa đáng kể quá trình tiêu hóa của ruột. Thức ăn nhập vào đường tiêu hóa ở dạng nhỏ hơn cũng làm giảm lượng khí nuốt vào, từ đó giảm cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn
câu 3:-Tại sao khi nhai cơm lâu ở miệng thì có vị ngọt?
Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
câu 4:-Tại sao niêm mạc của dạ dày không bị ăn mòn bởi axit và enzim có trong dịch vị
Protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ mà không bị tiêu hóa bởi Enzim Pepsin có trong dịch vị vì:
- Pepsin được tạo ra ở dạng không hoạt động tiền enzim, được gọi là pepsinnogen, chỉ khi được tiết vào trong lòng dạ dày, dưới sự tác dụng của H+, pepsinogen mới chuyển thành pepsin ở dạng hoạt động.
- Niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi lớp chất nhầy, ngăn cản pepsin không tiếp xúc được với các tế bảo ở niêm mạc dạ dày, do đó không bị tiêu hóa