Tại sao hệ thống xã hội chũ nghĩa ở liên xô và đông âu sụp đỗ lại dẫn đến sự tan rã của 2 cực ianta?

2 câu trả lời

Trật tự hai cực Ianta chia ra làm hai phe một là phe chủ nghĩa xã hội đứng đầu là Liên Xô và hai là tư bản chủ nghia do Mĩ đứng đầu.- Hệ thống chủ nghĩa xã hội sau năm 1945 đã nối liền từ Âu sang Á, trở thành một hệ thống rộng lớn đối đầu hệ thống Tư bản chủ nghĩa.→ Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã đánh dấu:+ Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kì thoái trào, hiện chỉ còn tồn tại ở một số quốc gia.+ Một “cực” đã sụp đổ → Trật tự hai cực Ianta cũng bị phá vỡ.

Quá trình sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân :
  - Thứ nhất , cuộc chạy đua vũ trang đã được đẩy lên đến mức độ cao nhất mà cả hai siêu cường đều nhận thấy rằng không thể xoá bỏ được nhau , nên buộc phải tự dàn xếp để đi đến hạn chế cuộc chạy đua tốn kém và căng thẳng chưa từng thấy trong lịch sử này . Tình trạng đối đầu đã từng bước được thay thế bằng đối thoại , đàm phán để hạn chế và cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công .
   - Thứ hai , sự đối lập Đông - Tây cũng mờ nhạt dần cùng với các cuộc đàm phán Đông - Tây ở châu Âu. Chính sách hoà dịu có chọn lọc và hợp tác của Liên Xô, Đông Âu với Tây Âu đã tạo ra xu thế hoà hoãn ở châu Âu. Cuối thập niên 80, khi Goócbachốp đưa ra ý tưởng về " Ngôi nhà chung Châu Âu ” thì sự đối đầu Đông - Tây ở Châu Âu về cơ bản đã chấm dứt.
    - Thứ ba , sự vươn lên của các nước trong thế giới thứ ba nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực đã làm suy giảm sức mạnh của trật tự Ianta. Đặc biệt là sự vươn lên của Trung Quốc, sự hình thành tam giác chiến lược Mĩ - Xô - Trung cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình giải thể trật tự hai cực.
    - Thứ tư, một nhân tố quan trọng cần phải kể đến là sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới. Sự nổi lên của Nhật Bản, các nước Tây Âu đã tạo ra những trung tâm kinh tế đối trọng với Mĩ trong thế giới tư bản . Năm 1975, trong nội bộ chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện cơ chế điều hoà với sự ra đời của tổ chức G7 ( gồm 7 nước công nghiệp phát triển ) . Điều đó chứng tỏ Mĩ không còn là nước duy nhất quyết định thế giới phương Tây.
    - Về phía Liên Xô , những sai lầm trong chiến lược phát triển kinh tế, nhất là chiến lược đầu tư quá lớn vào công nghiệp nặng , chi phí quân sự cao , . . . đã làm méo mó cơ cấu kinh tế và suy giảm sức mạnh của Liên Xô . Trước những biến đổi về kinh tế và quan hệ quốc tế trong thập niên 80 , Liên Xô không có khả năng xoay chuyển được tình thế, vai trò siêu cường bị suy yếu, dẫn tới sự giải thể của trật tự hai cực Ianta.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm