Tại sao chiếc lá cuối cùng đó Bơ-men vẽ gọi là kiệt tác? Những phẩm chất của Lão Hạc và Chị Dậu?

1 câu trả lời

Tại sao chiếc lá cuối cùng đó Bơ-men vẽ gọi là kiệt tác ?

Chiếc lá cuối cùng là `1` kiệt tác:

`-` Chiếc lá được vẽ giống như thật: Cuống màu xanh, ở rìa có răng cưa và lá có màu vàng.

`-` Khiến hai họa sĩ trẻ là Giôn - xi và Xiu không nhận ra.

`-` Nó ra đời trong hoàn cảnh khắc nghiệt giữa đêm mùa đông giá buốt, được đánh đổi bằng mạng sống của cụ Bơ-men.

`-` Nó không chỉ được vẽ bằng bút lông và màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương bao la, sự hi sinh cao thượng của người nghệ sĩ.

 `-` Nó có phần cứu sống một con người. Chiếc lá đã thổi vào tâm hồn Giôn - xi hơi ấm của tình yêu thương tiếp thêm cho cô nghị lực, sức mạnh, niểm tin giúp cô chiến thắng bệnh tật và được hồi sinh.

`=>` Bức vẽ vừa mang giá trị thẩm mĩ vừa mang giá trị nhân văn, là một tác phẩm nghệ thuật chân chính hướng tới con người.

Những phẩm chất của lão Hạc ?

`-` Lão Hạc là một người cha giàu tình yêu thương con.

`+` Nhà lão nghèo, không đủ tiền cho con trai cưới vợ. Con trai lão đi làm đồn điền cao su để lại cho lão một con chó là cậu Vàng. Lão day dứt, nhớ thương con nên lão đã coi cậu Vàng là hình bóng của người con trai. Cũng vì đó mà lão luôn chăm sóc trò chuyện với nó giúp phần nào vơi đi nỗi nhớ con.

`+` Lão dành dụm tiền, giữu lại mảnh vườn cho con để khi con về còn có tiền cưới vợ. Nhưng một trận ốm nặng đã khiến hoa màu mất hết, lão bị ốm không làm thuê được nhưng lão quyết không ăn vào tiền và mảnh vườn.

`+` Cuối cùng lão chọn cái chết để giữ lại tất cả cho con.

`=>` Chứng tỏ lão Hạc là một người rất yêu thương con, đến lúc chết vẫn nghĩ cho con, lo lắng cho con và quyết để dành cho con tất cả những điều tốt đẹp nhất.

`-` Lão Hạc là một người có lòng tự trọng cao:

`+` Lão sau trận ốm yếu người đi rất nhiều, đành lòng đưa ra quyết định là bán đi cậu Vàng. Ngày qua ngày lão có gì ăn nấy, hôm thì ăn khoai, hôm thì củ chuối, và rất nhiều món lặt vặt khác như sung luộc, rau má, củ ráy,...

`+` Ông lão muốn giúp đỡ lão Hạc, nhưng lão không nhận lòng giúp đỡ này, thẳng thắn từ chối. Lão thậm chí còn tự để dành tiền làm ma cho mình vì sợ liên lụy tới hàng xóm láng giềng.

`+` Lão dùng bả chó để có thể kết liễu đời mình, một phần vì muốn để lại tất cả cho con, một phần vì lão muốn chuộc tội với cậu Vàng vì khi bị bắt, cậu Vàng cũng sẽ phải chết do bả chó.

`=>` Lão có lòng tự trọng rất cao, tuy nghèo nhưng không bao giờ dám nhận sự trợ giúp, khi chết cũng tự lo cho mình, không bao giờ dám làm phiền, nhờ vả láng giềng hàng xóm vất vả.

`-` Lão Hạc là một người nông dân nhân hậu, hiền lành, chất phác:

`+` Thương yêu động vật, cụ thể là cậu Vàng, lão rất yêu quý, quan tâm, yêu thương cậu Vàng, và đặc biệt lão còn "gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự" - như muốn nói rằng đây là đứa con rất quý giá của lão, là thứ mà Thần Phật ban cho.

`+` Hơn nữa, lão đã khóc chỉ vì giết một con chó, đau khổ. "Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."

`=>` Dù nghèo khổ, hoàn cảnh khó khăn nhưng không vì thế mà lão mất đi cái đạo đức làm người, lão vẫn rất nhân hậu, hiền lành, chất phác đến đáng quý, đáng khâm phục. 

Những phẩm chất của chị Dậu ?

`-` Chị Dậu là người phụ nữ giàu lòng yêu thương:

`+` Chị là người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó, cuộc sống nghèo khổ. Gia đình chị thuộc loại "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Vụ sưu thuế đang ở thời điểm gắt gao, chị phải chạy vạy ngược xuôi để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng

`+` Mặc dù vậy chị vẫn rất yêu chồng.Chị chăm sóc chồng rất chu đáo. Khi chồng bị ốm chị nấu cháo, múc ra bát, quạt cho nguội,bê đến bên, ngồi cạnh xem chồng ăn có ngon miệng không.

`+` Ngoài ra, chị còn yêu thương con. Khi bị bắt buộc đưa vào hoàn cảnh cuối cùng đã bắt buộc chị phải bán con đi, chị đau đớn như đứt từng khúc ruột.

`=>` Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng chị vẫn giàu tình yêu thương vô cùng lớn lao.

`-` Chị Dậu có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ:

`+` Chị vùng lên chống trả quyết liệt bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ người chồng của mình. Lúc đầu khi cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào chị chịu đựng nhẫn nhịn, van xin bọn chúng tha chồng mình.

`+` Khi không nhịn được nữa, chị đã vùng lên: "Mày trói chồng bà mày đi, bà cho mày xem." Thậm chí chị Dậu xưng hô ngang hàng với chúng để thể hiện sự bực tức của mình chị đã lên đến tột cùng không thể chịu đựng được nữa.

`+` Rồi chị xông vào đánh nhau với tên cai lên và người nhà lí trưởng. Tên cai lệ bị chị túm cổ, ấn dúi ra cửa, ngã chỏng quèo trên mặt đất.

`=>` Hành động đấu tranh của chị vô cùng mạnh mẽ quyết liệt và bất ngờ thể hiện sức mạnh tiềm tàng của lòng căm thù tức giận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa.

$@D$