Tại sao Bác lại chọn Quảng Châu để dừng chân và hoạt động cách mạng khi từ Liên Xô sang Trung Quốc?

2 câu trả lời

Bởi Quảng Châu - thủ phủ tỉnh Quảng Ðông (Trung Quốc) là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn ở miền Nam Trung Quốc. Nơi đây có nhiều khu công nghiệp lớn, bến cảng thông thương quốc tế, đồng thời cũng tập trung số lượng lớn công nhân với bề dày đấu tranh mạnh mẽ chống lại đế quốc, phong kiến và quân phiệt. Quảng Châu cũng là nơi trú chân của những nhà hoạt động yêu nước và cách mạng Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, hoặc xuất dương tìm đường cứu nước, hoặc thất bại phải lánh nạn ra nước ngoài.

Lý do:

Tại Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã thành lập Chính phủ cách mạng, mời được đoàn cố vấn do Liên Xô và Quốc tế Cộng sản cử tới. Tháng 1/1924, Quốc dân Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, đã xác định chính sách "liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông". Những người cộng sản Trung Quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quen biết như Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân, Trương Thái Lôi cũng đều tập trung tại Quảng Châu, tạo ra cục diện Quốc - Cộng hợp tác cùng thúc đẩy cách mạng Trung Quốc.

Thời điểm này Quảng Châu được mệnh danh là "Matxcova phương Đông", thu hút rất nhiều những nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin rằng, Người ở Quảng Châu lúc này, kết hợp tham gia thực tiễn cách mạng Trung Quốc với thực hiện mục tiêu vận động cách mạng Việt Nam, nhất định sẽ có hiệu quả và vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu vào thời điểm này.

Lý do khác, Quảng Châu khi đó là nơi tập trung một số nhà hoạt động cách mạng đến từ Việt Nam. Họ là những người đến Trung Quốc theo lời kêu gọi của bậc tiền bối - nhà cách mạng dân chủ Phan Bội Châu, tham gia tổ chức "Quang Phục Hội" ở Quảng Châu. Nhưng do khuynh hướng bảo thủ của nhà cách mạng tiền bối khiến họ thất vọng, và thế là những người thanh niên Việt Nam này liền thành lập tổ chức "Tâm tâm xã".

Câu hỏi trong lớp Xem thêm