- tài lãnh đạo của Võ Nguyên Giáp trong kháng chiến chống pháp - những sự kiện có liên quan đến đại tướng trong kháng chiến chống pháp( mk cần ngắn gọn , đầy đủ)

2 câu trả lời

tài lãnh đạo của vị tướng võ nguyên giáp trong kháng chiến chống pháp là:

Mùa đông năm 1947, quân Pháp mở cuộc tấn công lớn lên Việt Bắc với mục tiêu lùng bắt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt lực lượng chủ lực của Việt Minh để kết thúc chiến tranh. Địch chia quân 2 cánh hòng tạo ra 2 gọng kìm vây lấy quân ta. Không chỉ trong giai đoạn này mà kể cả từ khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu nổ ra, so sánh mọi mặt, quân ta luôn ở thế yếu hơn địch, cả về quân số và vũ khí trang bị, cuộc kháng chiến đang ở trong giai đoạn phòng ngự và ta đang tìm cách để chuyển hóa sang giai đoạn cầm cự.

Trong binh pháp, lúc này quân Pháp đang ở thế “Chủ”, và ta ở bên “Khách” nhưng “Chủ” và “Khách” ở đây không mang ý nghĩa thông thường. Pháp mở chiến dịch Việt Bắc là “chủ động” nhằm tìm diệt quân chủ lực của ta, nếu chiến dịch này thành công họ sẽ là bên giành quyền "chủ động" trên chiến trường, đưa ta vào thế “bị động”, đẩy cuộc kháng chiến của ta lún sâu vào thế trận phòng ngự.

Vấn đề quan trọng nhất trong thời điểm này là phải có phương án tác chiến thích hợp để đập tan được cuộc tấn công của địch, mà vẫn bảo toàn được lực lượng của ta để kháng chiến lâu dài. Nếu thắng lợi trong chiến dịch này, ta có thể thoát khỏi thế trận phòng ngự, giành quyền chủ động tấn công nhất định trên chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến tranh chuyển hóa sang giai đoạn cầm cự, buộc Pháp phải bỏ chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”.

Trong đợt toàn quốc kháng chiến năm 1946, có lúc ta tổ chức đánh lớn, dàn quân ra đánh với địch như ở Hà Đông, nhưng không hiệu quả do trang bị của ta thô sơ, bất lợi khi giao chiến theo hình thức chiến tranh quy ước với địch. Nhận thức được vấn đề đó, Đại tướng hiểu rằng tránh đối đầu trực tiếp trên quy mô lớn với địch là thượng sách nhưng như vậy ta phải làm thế nào để bảo vệ đầu não kháng chiến, đập tan cuộc hành quân trên quy mô lớn của địch?

Trong tình thế hiểm nghèo đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nghe báo cáo có 1 đại đội bị lạc đơn vị đã nương tựa vào nhân dân Hà Bắc, vừa chiến đấu vừa phát triển lực lượng trong lòng địch. Câu chuyện đã lóe lên trong đầu vị tướng thiên tài một câu trả lời mà bấy lâu ông đang tìm kiếm. Ta sẽ phân tán lực lượng ra, kẻ địch sẽ không thể tìm thấy thứ chúng muốn tìm là chủ lực ta, ngược lại, chúng sẽ bị ta đánh ở khắp nới và sẽ bị nhấn chìm trong núi rừng Việt Bắc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tôn vinh là thiên tài quân sự thế giới

Ngay sau đó, Đại tướng liền trình kế hoạch tổ chức lực lượng theo phương châm “Đại đội độc lập - Tiểu đoàn tập trung” lên Trung ương Đảng và Bác Hồ. Trong cuộc họp ngày 14/10/1947, Trung ương và Bác đã nhất trí thông qua kế hoạch, cho tổ chức quân đội ta thành những đại đội độc lập đi vào hoạt động trong vùng địch tạm chiếm để biến hậu phương địch thành tiền phương của ta.

Đây có thể được coi là sự vận dụng cực kỳ sáng tạo một mưu kế kinh điển trong Binh pháp Tôn Tử là “Phản khách vi chủ” của Đại tướng ở tầm chiến lược, biến quân địch từ thế chủ động “tìm diệt” trở thành bị động, gặp phải sự tấn công trên khắp cả chiến trường. Còn ta, từ kẻ bị săn lùng trở thành người chủ động “tìm diệt” quân địch, khiến cho chúng không đạt được mục đích tiêu diệt chủ lực ta mà còn bị tiêu hao sinh lực lớn.

Nhờ công thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, quân ta tiếp tục giữ vững thế chủ động trong chiến dịch Việt Bắc và trên cả miền Bắc đẩy quân Pháp vào thế bị động, căng mỏng binh lực ra đối phó. Sau thất bại ở Việt Bắc, quân Pháp ngày càng phải lo lắng nhiều đến việc giữ gìn vùng chiếm đóng vì các đại đội chủ lực của ta đã đi vào hoạt động thúc đẩy phong trào đấu tranh của du kích và nhân dân lên một bước mới, không cho chúng rảnh tay tập trung quân càn quét.

Do quyết định sáng suốt của Đại tướng Tổng tư lệnh, chiến dịch Việt Bắc của địch đã thất bại thảm hại. Pháp không những không diệt được đầu não kháng chiến của ta mà còn bị tổn thất hết sức nặng nề, buộc phải bỏ chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh chuyển sang đánh lâu dài với ta, cuộc kháng chiến thuận lợi chuyển sang giai đoạn cầm cự, hai bên giằng co quyết liệt trên chiến trường.

Hủy Cao Bằng, chọn Đông Khê để “đánh điểm, diệt viện”

Đầu năm 1950, cuộc kháng chiến đã phát triển đến một giai đoạn mới, lực lượng chủ lực của ta đã lớn mạnh, đã tổ chức thành các trung đoàn và đại đoàn chủ lực đầu tiên là 308. Lúc này, tương quan lực lượng giữa 2 bên đã tương đối quân bình, ta đã có thể mở được những hoạt động tác chiến tầm cỡ chiến dịch. Cuộc kháng chiến đặt ra yêu cầu mới là ta phải giành thế chủ động trên chiến trường, chuyển sang giai đoạn tổng phản công, đẩy địch vào thế bị động phòng ngự.

Bản đồ khu vực tác chiến trong chiến dịch biên giới

Năm 1949 cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Chiến dịch Biên Giới 1950 mở ra với mục đích khai thông biên giới Việt - Trung để nối liền vùng giải phóng của ta với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các nước Xã hội Chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến của ta. Vì ý nghĩa đó, đây là một chiến dịch quan trọng phải đảm bảo chắc thắng.

Khoảng đầu tháng 6/1950, giặc Pháp bắt đầu củng cố và tăng cường cả về binh lực, hỏa lực và công sự trên toàn phòng tuyến Đường số 4. Bộ chỉ huy chiến dịch, đứng đầu là Đại tướng đã xác định phương châm tác chiến là đánh điểm - diệt viện, lấy tiêu diệt sinh lực địch ngoài công sự là chủ yếu. Nhưng đâu là “điểm đột phá” để khơi mào, tạo điều kiện để đánh viện binh địch?

Ban đầu, phía ta chủ trương đánh cứ điểm Cao Bằng. Từ đầu kháng chiến tới nay, quân ta chủ trương rút lực lượng khỏi các thành phố lớn, lấy nông thôn vây thành thị. Lần này, nếu đánh chiếm được một vị trí như Cao Bằng sẽ là một bước chuyển về chất, tạo nên một uy thế vang dội. Nhiều đơn vị đã được cử đi điều nghiên địa hình thị xã và chuẩn bị phương án tác chiến. Bản thân Đại tướng cũng trực tiếp đi nắm tình hình địch và nghiên cứu thực địa.

Trong hồi ký “Đường tới Điện Biên Phủ”, Đại tướng Tổng tư lệnh viết: “Lấy thị xã Cao Bằng làm điểm đột phá để mở đầu chiến dịch có phải là sự lựa chọn đúng không? Cao Bằng là một vị trí nằm sâu trong hậu phương ở phía bắc. Ở đây, địch có 2 tiểu đoàn. Nếu đánh thắng, ta sẽ giải phóng được một thị xã quan trọng ở biên giới, ảnh hưởng chính trị sẽ rất lớn. Nhưng bộ đội ta chưa hề đánh một vị trí 2 tiểu đoàn Âu-Phi. Cao Bằng như tôi đã biết, nằm giữa hai con sông, và có ngôi thành cổ rất vững chắc”.

Qua chuyến thị sát, Đại tướng nhận thấy, địa hình Cao Bằng dễ thủ mà khó công, ba mặt có sông bao quanh, mặt sau hiểm trở. Bản thân pháo đài Cao Bằng được xây hết sức kiên cố vững chắc, địa hình tiến đánh hết sức khó khăn. Kể cả ta tập trung binh lực tối đa cũng không dễ công hạ mà còn đứng trước nguy cơ bị tổn thất rất lớn. Đại tướng nhận định: “Đánh Cao Bằng sẽ thực sự là một trận công kiên lớn mà chúng ta còn chưa có kinh nghiệm”. Vì vậy, ông đã quyết đoán hủy bỏ phương án đánh Cao Bằng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950)

Ông khẳng định: “Trong tư tưởng của tôi từ trước, điểm đột phá trên chiến trường này phải là Đông Khê. Ở đây địch đóng 1 tiểu đoàn, nằm trong khả năng tiêu diệt của bộ đội ta. Mất Đông Khê, Cao Bằng sẽ trở nên hoàn toàn cô lập. Địch nhất định phải chiếm lại Đông Khê. Bộ đội ta sẽ có điều kiện tiêu diệt bộ binh địch trên địa hình rừng núi”. Phương án điều chỉnh, bỏ Cao Bằng, đánh Đông Khê của Đại tướng đã được Hồ Chủ tịch đã được thông qua..

Quyết định của Đại tướng là vô cùng sáng suốt, Ông đã chọn đúng khu vực tác chiến thuận lợi cho ta và bất lợi cho địch. Đó là khu vực Cao Bằng - Thất Khê nơi các cụm cứ điểm phòng ngự của địch chạy dọc đường số 4 là Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê. Đây là khu vực phòng ngự sơ hở cửa địch, song lại gần hậu phương kháng chiến của ta, có nhiều đường nối liền với Trung Quốc, tiện việc chỉ đạo và huy động nhân lực, vật lực. 

Chủ lực ta có đủ khả năng công hạ được cứ điểm Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị bao vây, cô lập tất phải bỏ thành chạy về Đông Khê, hợp với quân cứu viện ở Thất Khê và Lạng Sơn lên đoạt lại bằng được cứ điểm này. Khi đó, quân ta có thể ung dung, “chủ” động đưa các vị “khách” này vào thế trận phục kích diệt viện, lúc đó ta không những lấy được Đông Khê, Thất Khê mà còn cả Cao Bằng, thậm chí nếu biết chớp thời cơ thì có thể giải phóng toàn bộ dải biên giới.

Còn nếu quyết định chọn Cao Bằng, có thể ta vẫn hạ được thị xã này nhưng sẽ phải trả giá rất đắt. Vượt qua được thế trận phòng thủ vững chắc của 2 tiểu đoàn Âu-Phi thì quân ta cũng không còn đủ sức đánh chiếm các cứ điểm khác, không có khả năng khuếch trương chiến quả, cuối cùng cũng bị cô lập trong vòng vây của quân địch. Như vậy, ta đã từ thế chủ động tiến công trở thành phòng ngự bị động, tức là đang từ “Chủ” chuyển thành “Khách”.

Chiến dịch Biên giới của ta có nét giống trận công hạ thành Nam An của Gia Cát Khổng Minh trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Thành Nam An kiên cố, dễ thủ khó công, nếu Khổng Minh dốc toàn lực để đánh thành thì chưa chắc đã hạ được mà còn bị quân tiếp viện ở 2 quận An Định và Thiên Thủy tiến đánh. Vì vậy, ông quyết định không tấn công mà dùng kế nhử quân tiếp viện ở 2 nơi đến để phục kích diệt viện, cuối cùng cũng hạ được thành Nam An và cả 2 quận Thiên Thủy và An Định mà không hao tổn bao nhiêu quân sĩ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Phó thủ tướng
Phạm Văn Đồng 

sau phiên họp tổng kết chiến dịch Biên giới 1950

Sự so sánh nào cũng có điều khập khiễng. Tuy tình huống của 2 trận đánh này khác nhau, các biện pháp xử lý cụ thể cũng có sự khác biệt nhưng tư tưởng chỉ đạo tương tự như nhau là không đánh điểm phòng ngự kiên cố mà tập trung đánh chỗ yếu, diệt quân tiếp viện, phá thế ỷ dốc khiến cho địch trong căn cứ lớn buộc phải bỏ chạy, chiếm được thành mà không hao quân tổn tướng. Có thể nói, đây chính là sự đồng điệu của những tư duy quân sự thiên tài.

Thực tế chiến sự sau đó đã diễn ra hoàn toàn theo suy tính của Đại tướng. Ngày 16/9/1950, chiến dịch Biên Giới chính thức bắt đầu với trận tấn công đồn Đông Khê. Sau khi Đông Khê thất thủ, cứ điểm mạnh Cao Bằng bị cô lập và uy hiếp khiến quân Pháp buộc phải bỏ Cao Bằng chạy về Đông Khê, đồng thời cũng cử một binh đoàn từ Thất Khê lên tái chiếm cứ điểm này và rơi vào thế trận “diệt viện” của quân ta bố trí dọc đường số 4. Một cánh quân khác của Pháp lên ứng cứu cho địch đi từ phía Lạng Sơn cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Kết thúc toàn chiến dịch, quân ta có khoảng vài trăm bộ đội bị hy sinh. Phía Pháp, ngoài số bị tiêu diệt gồm 2 binh đoàn Âu-Phi và vài tiểu đoạn độc lập, số tù binh lên tới 8.000 quân, đông chưa từng có kể từ khi bắt đầu cuộc kháng chiến. Quân ta còn thu được hàng ngàn tấn chiến lợi phẩm, đủ trang bị cho các sư đoàn chủ lực mới được thành lập. Thậm chí, số đạn pháo thu được sau chiến dịch còn dùng để cung cấp cho chiến trường Triều Tiên và cả chiến dịch Điện Biên Phủ sau này.

Nhưng quan trọng hơn cả, là tuyến biên giới Việt - Trung được khai thông, phá thế bao vây căn cứ địa Việt Bắc với các nước bè bạn trên thế giới. Thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới mở ra một bước ngoặt chuyển cuộc kháng chiến của ta từ hình thái chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao hơn. Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân trực tiếp giúp cuộc kháng chiến của ta chuyển hóa sang giai đoạn Tổng phản công.

Thành quả này có được, công lao lớn nhất là do tư duy quân sự sắc sảo, linh hoạt và thiên bẩm của vị Đại tướng chưa một ngày học qua trường lớp võ bị nào!

những sự kiện có liên quan đến đại tướng trong kháng chiến chống pháp là:

Sinh ra từ vùng quê giàu truyền thống yêu nước, trực tiếp chứng kiến cảnh đồng bào bị bè lũ thực dân và tay sai đàn áp, bóc lột đã nung nấu trong Võ Nguyên Giáp ý chí sôi sục và quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1925, khi còn là học sinh, do sớm được tiếp thu tư tưởng cách mạng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp đã tích cực tham gia phong trào đấu tranh, bãi khóa ở trường Quốc học Huế; tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (năm 1927); tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bị thực dân Pháp bắt giữ và bị giam ở nhà lao Thừa Phủ, Huế (năm 1930). Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Đồng chí được trả tự do. Khi ra tù, mất liên lạc với tổ chức, Đồng chí ra Hà Nội dạy học ở Trường tư thục Thăng Long, viết báo tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh, đồng thời tiếp tục học Đại học Luật và Kinh tế.
     Năm 1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng với đồng chí Phạm Văn Đồng được cử sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tháng 11/1941, trở về Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo, dìu dắt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí khác xây dựng cơ sở cách mạng, tích cực tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, lôi cuốn đồng bào các dân tộc tham gia các hoạt động cách mạng, tổ chức và phụ trách Ban xung phong Nam tiến, mở đường nối căn cứ địa cách mạng Cao Bằng với các tỉnh miền xuôi.
     Tháng 12/1944, Đồng chí được Lãnh tụ Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngay sau đó, Đồng chí đã chỉ huy Đội đánh thắng hai trận đầu ở Phai Khắt, Nà Ngần. Trên các cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thành viên Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam giải phóng quân, Đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Đất nước hòa bình, thống nhất, trên cương vị là Bí thư Quân ủy Trung ương (đến năm 1978), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đồng chí đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
     Năm 1980, Đại tướng thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách khoa học - kỹ thuật.
     Năm 1991, Đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Từ năm 1992 đến lúc từ trần, Đại tướng là Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
     Đại tướng là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước, trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến chín năm, Đại tướng được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, được Bác Hồ giáo dục, rèn luyện và trao cho nhiều trọng trách trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao... Đại tướng đã nỗ lực phấn đấu học tập ý chí, tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống của vị Lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh, luôn luôn tu dưỡng rèn luyện, nói và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại.
      2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh - Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
     Đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đảm nhiệm trọng trách lớn lao khi tuổi đời còn khá trẻ (37 tuổi); song với sự học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, Đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Với 30 năm là Tổng Tư lệnh Quân đội, Bí thư Quân ủy Trung ương, Đồng chí luôn tỏ rõ là nhà quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; được cán bộ, chiến sĩ Quân đội yêu mến, kính trọng, suy tôn là “Người anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
     Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng có công lao, đóng góp to lớn trong xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh, chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại. Từ Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên chỉ với 34 chiến sĩ và vài chục khẩu súng trường, súng kíp thô sơ, rồi từng bước lớn lên thành những trung đoàn, đại đoàn thiện chiến, kiên cường chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là minh chứng sinh động về sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội ta dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ kính yêu và sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lần đầu tiên trên thế giới, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ ở châu Á đã đánh bại quân đội của một cường quốc châu Âu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ năm 1994.     Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị là người đứng đầu Quân đội, cùng với Bộ Chính trị hoạch định những quyết sách chiến lược. Đại tướng là người sớm có kiến nghị và có nhiều công lao trong việc khẩn trương xây dựng Quân đội Nhân dân tiến lên chính quy, hiện đại, xây dựng các Quân chủng Phòng không - Không quân, Hải quân, Binh chủng Đặc công, xây dựng đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trên bộ và đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và tiến thẳng đến dinh lũy của kẻ địch vào ngày toàn thắng. Đặc biệt, gần cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất ra việc khẩn trương thành lập các quân đoàn chủ lực (Quân đoàn 1, 2, 3 và 4) để nhân sức mạnh tổng hợp của các sư đoàn, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, thực hiện những trận đánh tiêu diệt lớn. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã chứng minh đề xuất trên của đồng chí Tổng Tư lệnh là sáng tạo và chính xác, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn chiến trường, đáp ứng nhạy bén yêu cầu của sự phát triển quân đội và quy luật phát triển của chiến tranh vào thời điểm đó.
     3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một thiên tài quân sự, đã cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những chiến công hiển hách
Trong tất cả những bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và những chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; dưới ngọn cờ bách chiến, bách thắng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại, tác động mạnh mẽ vào dòng chảy lịch sử dân tộc; trở thành vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự thời đại… và nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo Nhân dân thế giới.
     Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chuyên gia lỗi lạc hàng đầu về đường lối chiến tranh Nhân dân của phong trào giải phóng dân tộc trong nước và trên thế giới. Đó là nghệ thuật đánh lâu dài để chuyển hóa so sánh lực lượng khi lực lượng ban đầu của ta còn nhỏ yếu; đó là nghệ thuật chớp thời cơ để giành lấy thắng lợi có tính chiến lược làm xoay chuyển cục diện chiến tranh; đó là nghệ thuật xây dựng, tổ chức và sử dụng kết hợp lực lượng vũ trang ba thứ quân, nghệ thuật tổ chức, sử dụng quân đội, từ quy mô nhỏ bé ban đầu tới hình thành trên thực tế các quân, binh chủng, các binh đoàn chủ lực - những quả đấm thép quyết định thắng lợi trên chiến trường; đó là nghệ thuật luôn chủ động về chiến lược và chiến dịch, phân tích và đánh giá đúng tình hình với tư duy chiến lược sắc sảo, phán đoán đúng, dự báo sớm âm mưu và hành động của đối phương để chủ động về lực lượng, thế trận và cách đánh; đó là nghệ thuật tổ chức bảo đảm hậu cần chiến lược và chiến dịch…
Bức ảnh xúc động của cố Đại tướng với các đồng bào dân tộc.     Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chỉ huy quân sự có tài thao lược kiệt xuất, bậc thầy về chiến lược, chiến thuật quân sự. Đại tướng là vị tướng tài ba, người cầm quân rất cẩn trọng trong so sánh tương quan lực lượng đôi bên, luôn chủ động bắt buộc đối phương bị động thay đổi thế cờ, đánh theo cách đánh của ta, vì thế mà phá sớm về chiến thuật, chiến dịch, chiến lược, dẫn đến thất bại hoàn toàn của địch. Điển hình, đó là quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là quyết định chọn đúng hướng đột phá chiến dịch vào Buôn Ma Thuột - Tây Nguyên; kịp thời nắm bắt thời cơ chiến lược, đề nghị chuyển sang kế hoạch sớm giải phóng miền Nam trong năm 1975; kịp thời chỉ đạo mở các chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và giải phóng quần đảo Trường Sa, phê chuẩn đề nghị thành lập cánh quân phía Đông và ra mệnh lệnh “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa…” cho toàn quân xốc tới; ra lệnh cho cánh quân phía Đông tiếp tục phát triển tiến công, không chờ đợi để nhanh chóng tiến vào giải phóng Sài Gòn, cùng với 4 cánh quân khác mãnh liệt đánh vào sào huyệt địch trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong các chiến dịch lớn có tính chất quyết định, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thể hiện sự quyết đoán, sắc bén và có tư duy quân sự, chiến thuật, tài chỉ huy đặc biệt.
     4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người có công lao to lớn góp phần vào việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự - đường lối chiến tranh Nhân dân độc đáo của Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
     Không chỉ là một thiên tài quân sự, trực tiếp tổ chức, kiến tạo những trận đánh lớn, đánh bại những danh tướng hàng đầu của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có công lao đóng góp to lớn trong việc hình thành, phát triển học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đó là đường lối chiến tranh Nhân dân, lấy chính nghĩa thắng bạo tàn. Học thuyết kế thừa và phát huy những bài học giá trị lịch sử của cha ông chống giặc ngoại xâm trong thời đại mới.
     Đường lối chiến tranh của Đảng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã nêu rõ nhiều luận điểm rất cơ bản, như: phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện; trường kỳ kháng chiến với tự lực cánh sinh là chính, viện trợ bên ngoài là quan trọng; xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân (dân quân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực), lấy bộ đội chủ lực làm nòng cốt; tiến hành chiến tranh du kích kết hợp chiến tranh chính quy với quy mô thích hợp trong từng giai đoạn; toàn dân đánh giặc với nhiều hình thức linh hoạt, lấy yếu địch mạnh, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng tinh thắng số lượng đông, tập trung và phân tán lực lượng linh hoạt, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, giữ nghiêm kỷ luật và tuyệt đối bí mật, đánh chắc thắng; giành thắng lợi từng phần tiến lên giành thắng lợi toàn bộ…
    Không chỉ kiên định và quán triệt sâu sắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã tiến hành đường lối chiến tranh Nhân dân hết sức độc đáo, sáng tạo, sinh động và đầy hiệu quả. Đồng chí hết sức coi trọng việc xây dựng tổ chức đảng “trong sạch, vững mạnh” trong các lực lượng vũ trang, đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu, chiến thuật quân sự, khả năng tác chiến; giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam.
     Đại tướng kết hợp rất chặt chẽ, khéo léo đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao, tư tưởng, văn hóa; quốc phòng với kinh tế, an ninh… để đạt được kết quả toàn diện trên cả hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.
     5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà văn hóa lớn, có những đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực giáo dục, báo chí, ngoại giao, lịch sử… và phong trào cách mạng thế giới
     Không chỉ tỏa sáng rực rỡ trong lĩnh vực quân sự, Đại tướng còn là một trong những nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Đại tướng đã dành nhiều tâm sức cho việc viết hồi ký và lịch sử. Những tác phẩm của Đại tướng, như: “Từ nhân dân mà ra”, “Những năm tháng không thể nào quên”, “Chiến đấu trong vòng vây”, “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử”, “Tổng Hành dinh trong mùa xuân toàn thắng”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”... đã giúp người đọc cả trong và ngoài nước càng hiểu sâu hơn về bản sắc, truyền thống văn hóa, nguồn gốc sức mạnh của dân tộc Việt Nam, càng thêm yêu mến, khâm phục đất nước và con người Việt Nam.
     Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà báo chính luận sắc sảo từ khi còn rất trẻ. Bài báo đầu tiên của Đồng chí bằng tiếng Pháp được gửi đăng trên tờ báo L’Annam ngày 24/3/1927 do Luật sư Phan Văn Trường ở Sài Gòn làm chủ nhiệm với tựa đề “Đả đảo tên tiểu bạo chúa ở trường Quốc học!” đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người làm báo lúc bấy giờ. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1936 - 1939, Đồng chí thành lập báo “Hồn trẻ”; cùng một số đồng chí sáng lập và làm biên tập viên cho các tờ báo công khai hồi đó, như: “Tiếng dân”, “Tiếng nói của chúng ta”, “Lao động”, “Tiến lên”, “Tập hợp”…; cùng đồng chí Trường Chinh biên soạn tác phẩm “Vấn đề dân cày”, có giá trị lớn cho công tác chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta lúc bấy giờ. Tại Đại hội báo giới Bắc Kỳ lần thứ nhất họp ngày 24/4/1937, Đồng chí được bầu là Chủ tịch Báo giới Bắc Kỳ.
     Trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà tổng kết lịch sử hàng đầu của nền sử học đương đại Việt Nam. Từ những bài viết về dân cày, về cách mạng tư sản Pháp và nhiều vấn đề có liên quan đến lịch sử trên các tờ báo đến những bài dạy sử trên bục giảng trường Thăng Long cho đến hàng trăm bài nói về lịch sử vào những dịp kỷ niệm các danh nhân hoặc sự kiện lịch sử hay các hội thảo khoa học... tập hợp lại đó là những thông tin, tư liệu, tài liệu về lịch sử vô cùng quý giá. Từ các bài tổng kết chiến tranh đến những công trình lý luận về quân sự, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về hai cuộc kháng chiến và đặc biệt là bộ Tổng tập hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều là những công trình khoa học về những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của nửa sau thế kỷ XX.
     Trên lĩnh vực ngoại giao, Đồng chí cũng có những đóng góp rất quan trọng. Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) non trẻ đứng trước những khó khăn bộn bề, vận mệnh dân tộc được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”, đồng chí Võ Nguyên Giáp trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ (bao gồm Nội chính và Công an) được Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc này là Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) giao cho nhiều nhiệm vụ đối ngoại đặc biệt, như: tiếp xúc với Phái bộ Mỹ mới sang Việt Nam cùng những người Pháp trong máy bay, hay cuộc “chạm trán” với J. Xanh-tơ-ny tại phòng lớn của Phủ Toàn quyền, chuẩn bị tiến tới Hiệp định ngày 6/3/1946, cũng như gặp gỡ tướng Lơ-cléc sau khi ký Hiệp định Sơ bộ, hay cuộc đấu trí và đấu lý ở Hội nghị Đà Lạt… những cuộc gặp gỡ đó, Đồng chí đã không bỏ bất kỳ cơ hội đàm phán nào để đi đến hòa bình nhằm thực hiện mục tiêu cao cả: độc lập và thống nhất đất nước.
     Với phong trào cách mạng thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những đóng góp rất quan trọng, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống áp bức, bóc lột, bất công ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh. Điều này đã được các nhân vật, lực lượng chính trị và xã hội ở nhiều nước các châu lục thừa nhận.
     6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà lãnh đạo mẫu mực về đạo đức cách mạng, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước, Nhân dân, Quân đội và bạn bè quốc tế
     Hơn 80 mươi năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta và Quân đội ta. Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất nhân cách của nhà văn hóa lớn, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đặc biệt là 6 đức tính cần phải có của các vị tướng do Bác Hồ chỉ ra “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” luôn được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện đầy đủ, trọn vẹn. Đại tướng là tấm gương sáng về sự liêm khiết, giản dị, khoan dung, nhân hậu, khiêm tốn, ham học hỏi, đoàn kết, sống có tình nghĩa, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Tình thương yêu con người của Đại tướng được hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước và đã để lại trong nhân dân Việt Nam cùng bạn bè quốc tế hình ảnh về một nhà lãnh đạo đức độ, tài năng, một nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời tận tụy hy sinh phấn đấu phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, không màng chút danh, lợi riêng tư.
     Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Nhân dân hết lòng kính trọng, suy tôn là vị “Đại tướng của Nhân dân”. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội mến phục, suy tôn là “Người anh Cả” duy nhất của Quân đội ta, xứng đáng là “Chính ủy của các Chính ủy, Tư lệnh của các Tư lệnh, Tướng của các Tướng”, “Tổng Tư lệnh biết quý từng giọt máu mỗi chiến binh”. Thế giới cũng rất nể phục nhân cách, đức độ của Đại tướng, tôn vinh Đại tướng là Anh hùng dân tộc của Nhân dân Việt Nam.
     Với 103 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đồng chí là tấm gương sáng để đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước kính trọng, yêu quý, học tập và noi theo. Hình ảnh và những cống hiến của Đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc luôn sống mãi với non sông, đất nước, sống mãi trong lòng Nhân dân và bạn bè quốc tế. Trong lời điếu trong Lễ quốc tang của Đại tướng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh giá cao công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội ta suy tôn đồng chí là anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí in đậm trong lòng Nhân dân, là vị tướng của Nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc”.
     Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 25/8/2021) diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tiến hành thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc để tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, Quân đội ta và phong trào cách mạng thế giới; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, lòng yêu nước, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam.
     Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tập thể cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Trường Đại học Chính trị quyết tâm khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Nhà trường lần thứ X; Nghị quyết Đại hội đại biểu Quân đội lần Thứ XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) là chiến sĩ cách mạng kiên trung, học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, Đại tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam. Trọn cuộc đời với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng có nhiều công lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta. Tên tuổi Đại tướng gắn liền với sự ra đời, chiến đấu, trưởng thành của QĐND Việt Nam anh hùng; với thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm