Tác dụng của thành tựu văn hoá cổ đại phương Đông
2 câu trả lời
* Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
- Sáng tạo ra lịch, gọi là nông lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
- Biết tính chu kì thời gian bằng năm, tháng, tuần, ngày và mùa gồm mùa mưa, mùa khô, mùa gieo trồng đất bãi.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
* Chữ viết
- Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết (vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN): Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý.
- Nguyên liệu được dùng để viết: người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
* Toán học
- Lúc đầu, biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.
- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi bằng 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v...
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu.
- Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
* Kiến trúc
- Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
- Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
-> Thành tựu văn hóa, kiến truc, toán và chữ viết đc ng phương Đông nghĩ ra chứng tỏ là phương đông phát triển
Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
- Sáng tạo ra lịch, gọi là nông lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
- Biết tính chu kì thời gian bằng năm, tháng, tuần, ngày và mùa gồm mùa mưa, mùa khô, mùa gieo trồng đất bãi.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
* Chữ viết
- Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết (vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN): Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý.
- Nguyên liệu được dùng để viết: người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
* Toán học
- Lúc đầu, biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.
- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi bằng 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v...
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu.
- Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
* Kiến trúc
- Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
- Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
-> Thành tựu văn hóa, kiến truc, toán và chữ viết đc ng phương Đông nghĩ ra chứng tỏ là phương đông phát triển