suy ngĩ của em về câu ca dao; nhiều điều phủ lấy giá gương người trong môt nước phải thương nhau cùng (kiểu bài giải thích kết hợp chứng minh)

2 câu trả lời

 Từ xưa đến nay ta như biết được rằng tình đoàn kết dường như cũng đã in sâu vào trái tim khối óc của con người Việt Nam, và chính điều đó cũng đã như tạo nên bản sắc dân tộc. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng chính trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta dường như cũng đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Qủa thật ta như biết được rằng chính truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca như thật vang vọng nó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biểu và điển hình hơn cả chính là câu ca dao sau:

"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Đầu tiên ta phải hiểu được "Giá gương" là gì? Gía gương được nhắc đến trong câu ca dao chính là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên. Nó dường như cũng chính là một biểu tượng thiêng liêng và thật thành kính đến những người đã khuất. Ở phía trên giá gương có thể là một tấm ảnh theo đó là một tờ giấy đã như bị phai màu ghi một vài nét tiểu sử cũng như công đức của người đang được thờ cúng có được. Giá gương thông thường đã được người thợ tài hoa sơn son thếp vàng rất đẹp, nó dường như mang một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm vậy.

Còn "Nhiễu điều" trong câu ca dao chính là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa…) màu đỏ thắm thường thường có màu đỏ thắm. Người ta đem nhiễu điều phủ lấy giá gương lại để có thể làm cho giá gương thêm được một vẻ đẹp mang chút thiêng liêng, thêm trang trọng. Có lẽ đặc biệt hơn cả là chữ "phủ" trong câu ca dao nó như gợi nhắc và có ý nghĩa chở che, bao bọc đồng thời nó như đã biểu thị một thái độ, và cả một tấm lòng tôn kính, biết ơn công lao của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Ta như thấy được hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình biết bao nhiêu.
Các bậc tiền nhân đi trước thật tinh tế khi đã lựa chọn hướng tiếp cận độc đáo trong câu ca dao. Câu ca dao như một lời bài hát đã đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ so sánh đến khái quát, nhân dân ta cũng như đã lấy hình ảnh ''Nhiễu điều phủ lấy giá gương" để có thể thông qua đó đã nhắc nhớ và gợi nhắc lên một bài học về đạp lý vô cùng sâu sắc. Và đạo lý đó cũng đã nêu cao tinh thần của tình yêu thương sự đùm bọc lẫn nhau nó không phải nói về cá nhân mà nói về cả một xã hội. Và vì thế mới có câu "Người trong một nước phải thương nhau cùng". Khi mà người trong một nước cùng chung cội nguồn, cũng có chung nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Ở họ dường như cũng có chung một nền văn hoá lâu đời, và người một nước thì họ lại còn có chung lịch sử, chung một mẹ Việt Nam yêu quý. Và cho dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày, Ba-na hay Ê-đê, v.v… thì họ cứ vẫn là anh em xa gần, anh em trong đại gia đình Việt Nam. Và họ lại có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó, khi mà họ. Ta không thể quên được huyền thoại trăm trứng nở trăm co của mẹ Âu Cơ. Ta như đã biết thêm được rằng chính họ là những người có chung nguồn góc, chung một tổ tiên. Ta có thể thấy được chính tình yêu thương đoàn kết dân tộc ấp ủ trong tim ta tình làng nghĩa xóm đậm đà thân thương. Và chính vì sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau nên trong lịch sử vàng son của dân tộc ta còn ghi dấu mãi những chiến côn và tinh thần đoàn kết. Một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng lại có được sức mạnh to lớn nhấn chìm mọi kẻ thù hung bạo nhất.

Qủa thật rằng chính tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể đó chính là hành động như nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực… và hơn nữa là để cho nhau khi gặp thiên tai địch họa thì cả cộng đồng lại chung tay góp sức cứu giúp người dân. Bởi:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng "

Nhân dân ta thật là nhân hậu biết bao nhiêu, dân tộc ta như đã sống trọn vẹn nghĩa tình. Mỗi người dân đều như rất yêu nước, thương nòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,… và nó cũng chính là những vẻ đẹp tâm hồn. Đồng thời nó cũng chính là đạo lí của dân tộc. Người đọc như thấy được câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam lớn mạnh như thế nào. Câu ca dao như cổ vũ mãnh liệt tinh thần tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau.

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa vào lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương Ngườ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
42 phút trước
0 lượt xem
2 đáp án
44 phút trước