Suy nghĩ của em về hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng 8 qua 2 tác phẩm tức nước vỡ bờ và lão hạc bằng một đoạn văn diễn dịch , 8 -) 10 câu

2 câu trả lời

Trước Cách mạng tháng 8, dưới chế độ thực dân nửa phong kiến bóc lột tàn ác, đời sống người nông dân hết sức nghèo khổ, đáng thương. Vợ chồng chị Dậu vất vả làm lụng quanh năm thế mà không không đóng nỗi một suất sưu đành phải đứt ruột bán đi đứa con 7 tuổi đến ở đợ cho nhà Nghị Quế. Con trai lão Hạc vì tục lệ cưới xin nặng nề mà chôn vùi mình trong mối tình đau khổ, đi làm đồn điền cao su mãi tận Nam Kì 5-6 năm rồi chưa về. Lão Hạc vì đau ốm, thiên tai, thất nghiệp, không còn đường nào để sống đành phải tự mình tìm đến cái chết để giải thoát số phận. Ôi, họ thật đáng thương làm sao! Nhưng dù xã hội có tàn ác đến đâu, có dồn họ đến mức đường cùng của cuộc sống thì người nông dân vẫn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp. Chị Dậu vẫn rất giàu lòng yêu thương gia đình, sẵn sàng chống lại cường quyền để bảo vệ chồng, con trai lão Hạc trước khi đi còn vay trước tiền để biếu bố mấy đồng ở nhà ăn quà, lão Hạc trước khi chết vẫn giữ vững lòng tự trọng, nhân hậu của một con người, đặc biệt là tình yêu thương con vô bờ bến. Nói tóm lại, trước Cách mạng tháng 8, người dân dân VN sống trong nghèo khổ, bế tắc nhưng vẫn ngời sáng về nhân cách, họ quả thực là những đóa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.