sức khỏe hệ thần kinh bài báo cáo giúp nghen các bn

1 câu trả lời

Hàng ngày, hệ thần kinh nhận hàng triệu mã thông tin từ các cơ quan cảm giác truyền về rồi tích hợp chúng lại để định ra các đáp ứng thích hợp.

Hệ thần kinh giúp cho cơ thể tiếp nhận được mọi biến đổi xảy ra ở môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể và phản ứng lại một cách tích cực đối với những biến đổi đó. Trên cơ sở đó giúp cho cơ thể thích nghi với những điều kiện biến đổi của môi trường đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường sống. Đồng thời điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể làm cho cơ thể là một khối thống nhất.

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơ ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Cũng chính các nơ ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. Trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh, nơ ron đóng vai trò rất quan trọng, các luồng thông tin đi vào và ra khỏi hệ thần kinh đều được các nơ ron truyền  theo một chiều nhờ một cấu trúc đặc biệt gọi là xy náp (synapse). Vì vậy, nghiên cứu hoạt động của xy náp và nơ ron là điều rất cần thiết để tạo cơ sở cho chúng ta hiểu được các chức năng của hệ thần kinh.

Cấu tạo của tế bào thần kinh.

Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm hai phần là thần kinh trung ương  và thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo.

Thần kinh trung ương có não bộ và tủy sống. Não bộ gồm đại não, gian não, não giữa, cầu não, hành não, tiểu não. Trong đó, não giữa, cầu não và hành não thường được gọi chung là thân não.

Thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh, gồm 2 loại: 12 đôi dây sọ; 31 đôi dây sống.

Hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm hai phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều các phản xạ rất phức tạp mà không sinh vật nào có được. Vì vậy, việc “vệ sinh” hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt động cao.

Chức năng của hệ thần kinh

Hệ thần kinh có hai chức năng chính đó là chức năng bình thường và chức năng cao cấp. Chức năng bình thường chi phối những hoạt động tự động, hoạt động chủ ý, phản xạ, dinh dưỡng. Chức năng cao cấp của hệ thần kinh như cảm xúc, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng...

Hệ thần kinh

Khi chức năng cao cấp của hệ thần kinh bị rối loạn thì sinh ra các rối loạn về tâm lý tâm thần. Những bệnh tâm thần hay gặp khi ta rơi vào tình trạng căng thẳng làm việc quá sức, mất ngủ kéo dài, bỏ bữa sáng... Khi hệ thần kinh bị rối loạn, bệnh nhân có thể gặp rối loạn lo âu, rối loạn stress, rối loạn trầm cảm và những rối loạn tâm căn... Chức năng cao cấp của hệ thần kinh hoạt động rất phức tạp đến ngay nay các nhà khoa học vẫn đang giải mã, nhưng các nhà khoa học thần kinh khẳng định rằng, hoạt động của thần kinh cấp cao chính là hoạt động phức tạp của các chất dẫn truyền thần kinh (sinh hóa não) như dopamin, serotonie, cathecholamin...

Tập thể dục đều đặn có thể làm tăng serotonin, endorphins và các hóa chất khác có trong não bộ, ảnh hưởng đến tâm trạng của một người. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 20 phút cho một bài tập thể dục nào đó thành thói quen thì cũng kéo dài được tuổi thọ từ 7 đến 12 năm.
Một số bệnh thuộc hệ thần kinh

Một số bệnh thuộc hệ thần kinh bao gồm: Đau đầu và đau nửa đầu mãn tính; Bại não; Bệnh mạch máu não; Đột quỵ; Bệnh thần kinh cơ; Bệnh tự miễn như chứng đa xơ cứng và chứng nhược cơ mạn tính; Rối loạn vận động; Các bệnh viêm của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên; Các chứng rối loạn liên quan đến sa sút trí tuệ như bệnh Alzheimer; Bệnh Parkinson; Động kinh...

Làm sao giữ hệ thần kinh khỏe mạnh?

Để có một sức khỏe tốt và hệ thần kinh khỏe mạnh các nhà khoa học khuyên:

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng. Khi bạn không ngủ đủ giấc, các triệu chứng trầm cảm của bạn có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Ngủ không đủ làm trầm trọng thêm sự cáu kỉnh, ủ rủ, buồn bã và mệt mỏi. Ngủ đủ giấc người lớn từ 6- 8 giờ 1 ngày, nên đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm nhất định, không nên đi ngủ muộn sau 11 giờ đêm. Các nhà khoa khọc khuyến cáo thời điểm đi ngủ tốt nhất là 10 giờ tối.

Tập thể dục hàng ngày: Nên chọn một môn thể thao phù hợp với từng đều kiện của mỗi người, và tùy điều kiện sức khỏe, lứa tuổi và thời tiết để chọn một môn thể thao phù hợp. Tập thể dục đều đặn có thể làm tăng serotonin, endorphins và các hóa chất khác có trong não bộ, ảnh hưởng đến việc một người cảm thấy như thế nào. Hơn nữa, nó kích thích sự phát triển của tế bào mới và các kết nối não. Bạn không phải chạy marathon để gặt hái những lợi ích, chỉ cần mỗi ngày đi bộ nửa giờ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Các bác sĩ khuyến cáo rằng mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 20 phút cho một bài tập thể dục nào đó thành thói quen thì cũng kéo dài được tuổi thọ từ 7 đến 12 năm.

Ngoài ra, cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế sử dụng rượu bia.

Chế độ ăn uống hợp lý: Dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước, không bỏ bữa sáng. Thực phẩm với những bữa ăn nhỏ cân bằng tốt trong cả ngày sẽ giúp giữ năng lượng của bạn và giảm thiểu những thay đổi của tâm trạng. Các thực phẩm nên bổ sung: Vitamin A, beta – carotene, thiamin, niacin, vitamin B12, vitamin C, kẽm protein... Nên nhớ việc bổ sung thêm nhiều calo cũng làm tăng lên lượng vitamin B. Ngoài ra, bạn cần phải biết cách đa dạng hóa những loại thực phẩm, không nên chỉ dập khuôn một món hay một vài loại thực phẩm thông thường.

Sống lạc quan, suy nghĩ tích cực: Khi ta suy nghĩ tích cực và làm việc thiện, cơ thể sẽ tiết ra morphin nội sinh và ta cảm thấy hạnh phúc. Hãy cố gắng duy trì liên lạc thường xuyên với bạn bè và gia đình.