sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày và ruột non có đặc điểm khác nhau cơ bản nào
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Tiêu hóa ở dạ dày
-Biến đổi lí học: +sự tiết dịch vị ( tuyến vị ) -> hòa loãng thức ăn
+Sự co bóp của dạ dày ( các lớp cơ của dạ dày) -> đảo trôn thức ăn cho thấm đều dịch vị
-Biến đổi hóa học:
+Hoạt động của enzim pepsin ( enzim pepsin ) -> phân cắt protein chuổi dài thành các chuổi ngắn gồm 3-10 axit amin
Tiêu hóa ở ruột non
-Biến đổi lí học:
+Tiết dịch ( tụy, mật, ruột ) -> hoà loãng thức ăn
+Sự co bóp ( thành ruột non ) -> đảo trộn, đẩy thức ăn xuống phía dưới
+Sự phân cắt lipit ( muối mật ) -> giọt lipit nhỏ
-Biến đổi hóa học
+Các enzim trong dịch ( ruột, mật, tụy ) ->biến đổi các thành phần thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ:
+Gluxit -> đường đôi -> đường đơn
+Lipit ->giọt lipit ->glixerin+axit béo
+Protein -> chuỗi peptit ->axit amin
+Axit nucletic -> thành phần nucleotit
* Ở dạ dày : Sự biến đổi về lí học là chủ yếu
- Biến đổi lí học: sự co bóp của dạ dày làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin
* Ruột non : Sự biến đổi hóa học là chủ yếu để tiêu hóa thức ăn thành chất đơn giản nhất mà cơ thể có thể hấp thu được :
- Biến đổi lý học:
+ Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn
+ Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa
+ Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ
- Biến dổi hóa học: sự phân cắt các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng