sự thống trị giai cấp tư sản thể hiện ở điểm nào

2 câu trả lời

Đấu tranh giai cấp, hay còn gọi là mâu thuẫn giai cấp, là sự căng thẳng hoặc đối kháng tồn tại trong xã hội do cạnh tranh về lợi ích kinh tế xã hội và mong muốn giữa người dân của các tầng lớp khác nhau. Quan điểm cho rằng đấu tranh giai cấp cung cấp đòn bẩy cho sự thay đổi xã hội triệt để cho đa số người dân là hạt nhân các tác phẩm của Karl Marx và triết gia vô chính phủ Mikhail Bakunin. Tuy nhiên, việc phát hiện ra sự tồn tại của cuộc đấu tranh giai cấp không phải là sản phẩm của sách vở; lý thuyết của các triết gia trên dựa trên sự tồn tại có sẵn trong xã hội của cuộc đấu tranh giai cấp thời kỳ họ sống.

Đấu tranh giai cấp có thể có nhiều hình thức khác nhau:

bạo lực trực tiếp, chẳng hạn như các cuộc chiến tranh tranh giành các nguồn tài nguyên và lao động rẻ;

bạo lực gián tiếp, chẳng hạn như tử vong vì nghèo đói, đói khát, bệnh tật hoặc điều kiện làm việc không an toàn;

ép buộc, chẳng hạn như nguy cơ mất việc làm hoặc một khoản đầu tư quan trọng;

hay ý thức hệ, hoặc là cố ý (với các sách và bài báo quảng bá chủ nghĩa tư bản) hoặc vô ý (như với việc thúc đẩy tiêu thụ thông qua quảng cáo)[cần dẫn nguồn]

Ngoài ra, có nhiều các hình thức chính trị của đấu tranh giai cấp. hợp pháp hoặc bất hợp pháp, thông qua vận động hành lang hoặc hối lộ các nhà lãnh đạo chính phủ thông qua luật cho đảng phái bao gồm luật lao động, mã số thuế, luật người tiêu dùng, luật Quốc hội hoặc thuế má. Các cuộc đấu tranh giai cấp có thể mang tính mở, như công nhân đình công với mục đích nhằm tiêu diệt một công đoàn lao động, hoặc mang tính ẩn, như công nhân cố tình giảm năng suất lao động nhằm phản đối mức lương thấp hoặc các điều kiện lao động không công bằng.

Sự thống trị giai cấp tư sản thể hiện ở điểm: Nắm trong tay tư liệu sản xuất, vốn, duy trì vị trí kinh tế độc tôn của họ trong xã hội.