Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

2 câu trả lời

Thực dân Pháp trong quá trình áp đặt ách thống trị lên đất nước ta, đã thực thi chính sách giáo dục khai hóa để vừa tạo ra đội ngũ tay sai, vừa duy trì nền giáo dục phong kiến nhằm củng cố trật tự xã hội và ràng buộc tầng lớp nho sĩ vào bộ máy chuyên quyền của chúng. Vì vậy, từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh không mệt mỏi để đòi hỏi những quyền cơ bản của con người và xây dựng một nền giáo dục mới. Trong bản Yêu sách tám điểm gửi Nghị viện Pháp và các đoàn đại biểu dự Hội nghị Véc-xây (6-1919), Nguyễn Ái Quốc yêu cầu Chính phủ các nước đồng minh nói chung và Chính phủ Pháp nói riêng phải giải quyết những yêu cầu cơ bản, khiêm nhường, tối thiểu cho nhân dân An Nam, trong đó, phải thực hiện “tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ”(1).


Nguyễn Ái Quốc đã kịch liệt tố cáo chính sách giáo dục thực dân. Đó là nền giáo dục “nhồi sọ”, “đần độn hóa” và “làm cho u mê để thống trị”, bản chất nền giáo dục đó chỉ nhằm “đào tạo tùy phán, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết để phục vụ cho bọn xâm lược”. Đồng thời, Người vạch rõ tình trạng thiếu trường học một cách tệ hại trong chính sách “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp. Theo đó, ở Đông Dương, “nhà tù nhiều hơn trường học” và tệ hại hơn nữa là “có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học”(2).


Hồ Chí Minh là một trong số rất ít nhà cách mạng vạch trần tội ác của chính quyền thực dân, kịch liệt lên án nền giáo dục chỉ nhằm “đần độn hóa”, đày đọa người bản xứ. Đúng như nhà sử học Pháp Sác-lơ Phuốc-ni-ô (Charles Fourniaux) đã nhận định: “Nguyễn Ái Quốc đã có đóng góp quan trọng vào việc hình thành truyền thống chống chủ nghĩa thực dân...”(3).

 

Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

  - Nguyễn Ái Quốc đã kịch liệt tố cáo chính sách giáo dục thực dân. Đó là nền giáo dục “nhồi sọ”, “đần độn hóa” và “làm cho u mê để thống trị”, bản chất nền giáo dục đó chỉ nhằm “đào tạo tùy phán, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết để phục vụ cho bọn xâm lược”. Đồng thời, Người vạch rõ tình trạng thiếu trường học một cách tệ hại trong chính sách “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp. Theo đó, ở Đông Dương, “nhà tù nhiều hơn trường học” và tệ hại hơn nữa là “có một nghìn năm trăm công ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học”.

   -  Thực dân Pháp trong quá trình áp đặt ách thống trị lên đất nước ta, đã thực thi chính sách giáo dục khai hóa để vừa tạo ra đội ngũ tay sai, vừa duy trì nền giáo dục phong kiến nhằm củng cố trật tự xã hội và ràng buộc tầng lớp nho sĩ vào bộ máy chuyên quyền của chúng. Vì vậy, từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh không mệt mỏi để đòi hỏi những quyền cơ bản của con người và xây dựng một nền giáo dục mới. Trong bản "Yêu sách tám điểm" gửi Nghị viện Pháp và các đoàn đại biểu dự Hội nghị Véc-xây (6-1919) , Nguyễn Ái Quốc yêu cầu Chính phủ các nước đồng minh nói chung và Chính phủ Pháp nói riêng phải giải quyết những yêu cầu cơ bản, khiêm nhường, tối thiểu cho nhân dân An Nam, trong đó, phải thực hiện “ tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ” .

   -  Hồ Chí Minh là một trong số rất ít nhà cách mạng vạch trần tội ác của chính quyền thực dân, kịch liệt lên án nền giáo dục chỉ nhằm “đần độn hóa”, đày đọa người bản xứ. Đúng như nhà sử học Pháp Charles Fourniaux đã nhận định: “Nguyễn Ái Quốc đã có đóng góp quan trọng vào việc hình thành truyền thống chống chủ nghĩa thực dân...”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm