Sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á

2 câu trả lời

Sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á

- Có sự chênh lệch về trình độ kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á .

- Các nước phát triển trong khu vực : Xin-ga-po ; Thái Lan ; Ma-lai-xi-a ; In - đô - nê - xi -a , chỉ số GDP phát triển nhanh ; dịch vụ chiếm tỉ trọng cao ; phát triển trọng tâm du lịch , dịch vụ và công nghiệp kĩ thuật cao .

- Các nước đang phát triển : Lào , Cam - pu - chia chậm phát triển do cơ sở hạ tầng chưa tốt ; nhiều tệ nạn xã hội như vô gia cư ; phát triển kinh tế chủ yếu nhờ nông nghiệp nên kinh tế bình quân đầu người thấp .

- Các quốc gia phát triển thực hiện công nghiệp hóa nên kinh tế phát triển nhanh hơn  các nước cùng khu vực .

Dựa vào bối cảnh lịch sử của các nước trong hai khu vực này, Giáo sư đưa ra một số lý do mang tính lịch sử để lý giải cho sự chênh lệch này giữa hai khu vực:

Thứ nhất, các nước và vùng lãnh thổ tại Đông Á, ngoại trừ Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, không phải là các nước thuộc địa trong quá khứ.  Trung Quốc chưa bao giờ bị ngoại bang thống trị, mà luôn luôn là nước tự chủ về mặt chính trị.  Nhật Bản, dù có một thời gian sau chiến tranh không tự chủ về mặt chính trị, nhưng đó là do Nhật Bản quyết định tự đầu hàng quân Đồng Minh nhằm mục đích gây xựng một nền kinh tế vững mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai.  Hàn Quốc cũng có một thời kỳ nằm dưới sự thống trị của Nhật Bản nhưng cũng không phải là quá dài, từ năm 1910 cho đến năm 1945.  Ngược lại, các nước Đông Nam Á đều là các nước thuộc địa, có ít kinh nghiệm về việc tự trị.  Đơn cử như Việt Nam cũng trải qua gần 80 năm là thuộc địa của Pháp.

Thứ hai, các nước Đông Á đều thống nhất đất nước từ rất sớm, có nền văn hóa khá thuần nhất, ngôn ngữ tương đối đồng nhất và ít chịu tác động của yếu tố phân chia dân tộc.  Các nước Đông Nam Á đều lần lượt nằm dưới sự thống trị của các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, v.v. và chính các cường quốc này đã vạch nên đường biên giới cho nhiều nước Đông Nam Á.  Việt Nam là nước có hoàn cảnh khá đặc biệt, vì có tính thuần nhất về mặt dân tộc giống như các nước Đông Á, nhưng cũng phải trải qua thời kỳ dài là nước thuộc địa và hai cuộc chiến tranh.

Thứ ba, các nước Đông Á có nền giáo dục khá phát triển đi trước các nước Đông Nam Á.  Ví dụ, theo tài liệu của World Bank, tỷ lệ người học hết cấp hai của Nhật Bản là 74% vào những năm 1960, ở Trung Quốc vào khoảng 30% số nam giới, trong khi tỷ lệ này ở Indonesia là 3%, Malaysia là 19% và Thái Lan là 8%.  Từ những năm 1930, thế giới đã có các kỹ sư Trung Quốc, trong khi đó từ năm 1950, tỷ lệ biết chữ của nam giới tại Nhật Bản là 50%.  Theo Giáo sư,  đối với một cá nhân, việc sinh trưởng trong một gia đình có nền tảng giáo dục vững chắc sẽ mang lại cho cá nhân đó nhiều lợi ích hơn so với việc sinh trưởng trong một gia đình không có nền tảng giáo dục tốt.  Nền tảng giáo dục tốt cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn nhân lực của cả một dân tộc.  Giáo sư cũng cho rằng, người Việt Nam coi trọng giáo dục do ảnh hưởng của Khổng giáo, tuy nhiên, chất lượng các trường đại học của Việt Nam chưa tốt.

Thứ tư, các nước Đông Nam Á giàu tài nguyên thiên nhiên trong khi các nước Đông Á hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn.  Giáo sư có giải thích ý nghĩa của hiện tượng “lời nguyền tài nguyên” vốn ám chỉ các nước càng giàu tài nguyên thiên nhiên thì càng nghèo đói và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nạn tham nhũng.  Điều này là do giá tài nguyên khoáng sản thường biến động nhiều trên thị trường thế giới.  Khi giá tài nguyên khoáng sản tăng, quan chức chính phủ có nhiều quyền lực trong việc quyết định phân bố việc khai thác khoáng sản, do đó, xu hướng tham nhũng có xu hướng gia tăng.  Khi giá tài nguyên khoáng sản giảm, kinh tế bị ảnh hưởng xấu nhưng nạn tham nhũng không biến mất mà có xu hướng giữ nguyên mức độ.

Thứ năm, các nước Đông Á có bề dày tổ chức các hoạt động thương mại từ cổ xưa và có các thương gia dày dặn kinh nghiệm.  Do có được sự tự chủ, các thương gia của các nước này được trực tiếp tổ chức và tham gia vào các hoạt động thương mại phức tạp.  Trong khi đó, ở các nước Đông Nam Á, các hoạt động thương mại ở mức độ cao sẽ do chính quyền thực dân hoặc thương gia của các nước thực dân nắm giữ và tổ chức.  Người bản xứ tại các nước Đông Nam Á không có nhiều quyền đối với việc triển khai các hoạt động thương mại.  Điều này dẫn đến tình trạng tại các nước như Indonesia, Thái Lan, các thương gia người Trung Quốc có ảnh hưởng chi phối đến nền kinh tế các nước này.  Việt Nam cũng không có nhiều thương gia có kinh nghiệm trước khi giành được độc lập từ người Pháp.  Theo Giáo sư, nếu không có kinh nghiệm với các hoạt động kinh doanh thương mại thì một cá nhân, cũng như một dân tộc, khó có thể triển khai các hoạt động này được tốt.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước