sử dụng phương pháp thuyết minh viết 6 câu văn cho cái bàn gấp ạ

2 câu trả lời

Ở trường, bàn học sinh nhỏ gọn hơn bộ bàn học ở nhà để phù hợp với không gian nhỏ hẹp. Bàn ghế học tập ở trường được đóng hết sức đơn giản, chủ yếu hướng đến tính tiện lợi hơn à thẩm mĩ. Bộ bàn chỉ gồm một mặt bàn phẳng để đặt vở ghi chép, hộp bàn chứa đựng dụng cụ học tập và ghế ngồi. Ghế có thể đóng liền hoặc tách rời ra khỏi bàn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng mẫu mã khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà.

1. Muốn thuyết minh cần phải có tri thức

Muốn viết được một văn bản thuyết minh đạt hiệu quả cao, người viết cần phải có những hiểu biết về đối tượng thuyết minh. Hiểu biết càng sâu sắc, thấu đáo thì nội dung văn bản thuyết minh càng hàm súc, mạch lạc và rõ ràng. Bởi vậy việc tìm hiểu về đối tượng trước khi thuyết minh là hết sức cần thiết. Không có hiểu biết, không thể thuyết minh được.

Hiểu biết có được từ đâu? Hiểu biết của một cá nhân không phải từ trên trời rơi xuống, không phải tự nhiên mà có được. Muốn có hiểu biết về một đối tượng nào đó, cá nhân phải học hỏi, phải tích luỹ kinh nghiệm sống, phải đọc sách báo, phải nghiền ngẫm, phải ghi chép,… Cá nhân phải quan sát, nghĩa là phải biết nhìn, biết đánh giá, nhận xét về đối tượng. Chỉ khi nào có hiểu biết về đối tượng thật kĩ càng, ta mới có thể viết được văn bản thuyết minh.

Khi tìm hiểu, ta cần phải luôn đặt ra các câu hỏi để tìm lời giải đáp. Ví dụ: Thuyết minh về đối tượng nào? Có đặc điểm gì? Cái gì đáng chú ý nhất? Cấu tạo như thế nào? Giá trị ra sao? Có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người?… Chỉ khi ta tự trả lời được các câu hỏi đó một cách rõ ràng, thì khi ta viết văn bản thuyết minh, người đọc mới có thể hiểu được.

2. Phương pháp thuyết minh

Khi thuyết minh có thể dùng nhiều phương pháp. Nhưng chúng ta cần nắm vững một số phương pháp phổ biến, thường được sử dụng trong đời sống và tập vận dụng cho có hiệu quả. Dưới đây là những phương pháp phổ biến ấy.

a)Phương pháp định nghĩa, giải thích

Đây là phương pháp được viết theo kiểu cấu trúc của một phán đoán:

S  P

Ví dụ:

Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Còn biến dị là hiện tượng con cháu sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm dịch vụ hoặc cho các phần tử trung gian, hoặc cho các khách hàng cuối cùng trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.

Dùng phương pháp định nghĩa, giải thích như cách viết trong các ví dụ trên thường xác định được đối tượng một cách cụ thể thuộc loại nào, kiểu gì, đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng ra sao, tránh được việc giải thích quá rộng hoặc quá hẹp về đối tượng.

b) Phương pháp liệt kê

Đây là phương pháp kể ra, đưa ra một loạt những tính chất, những đặc điểm nào đó của đối tượng nhằm khẳng định hay nhấn mạnh cho một điều gì đó, một đặc tính nào đó cần thuyết minh, làm rõ.

Xem thêm:  Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Ví dụ:

Thực ra để chơi quay cho ra chơi thì cũng mất lắm công phu và khá cầu kì. Từ cách chọn gỗ, đẽo gọt đến cách chọn đinh, đóng chân quay cũng cần phải đúng cách, đúng kiểu. Muốn có quay tốt phải chọn được gỗ tốt. Loại thích hợp nhất là gỗ nhãn. Nếu được cái gốc nhãn thì càng tuyệt, vì quay đẽo ra vừa có màu đẹp, lại vừa rắn, vừa dai, nếu có bị “om” quay cũng khó vỡ. Khi đẽo quay phải có dao sắc, kê chắc. Quay đẽo càng tròn, càng tít, nhất là khi đẽo cái tu quay cần đẽo sao cho chính giữa, cân đối thì quay mới khó bị đổ khi đối thủ “bổ” thẳng vào đầu quay mình. Đẽo xong phải gọt cho thật nhẵn, đơn giản nhất là lấy ngay những mảnh bát vỡ để nạo. Rồi cuối cùng tới khâu chêm đinh. Việc chọn đinh to, đinh nhỏ cũng phải có “kinh nghiệm” và đóng có kĩ thuật. Đóng cần phải thẳng, phải cân, phải đúng chính giữa tim quay mới đạt yêu cầu. Khâu chuẩn bị này càng cẩn thận, chu đáo thì vào cuộc chơi mới càng nắm chắc phần thắng. Quay đẽo ra cũng có nhiều loại. Loại quả nhót, loại lồng bàn, loại lộn tu… Mỗi loại đều  thế mạnh riêng của mình.

(Nguyễn Quang Ninh, Trò chơi quay)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Là phương pháp dẫn ra, đưa ra những dẫn chứng lấy từ sách báo, từ đời sống thực tiễn để làm sáng rõ cho điều mình trình bày. Dẫn chứng này càng mang tính phổ biến bao nhiêu càng có giá trị cao bấy nhiêu.

Ví dụ:

Trong lao dộng sản xuất, thời nào làng Dương Lôi cũng là “điểm sáng điển hình” về phong trào thâm canh tăng năng suất lúa. Là lá cờ đầu đạt 8 tấn thóc 1 ha của tỉnh Hà Bắc cũ. Mục tiêu “đưa chăn nuôi lên thành ngành chính”, Dương Lôi cũng là hợp tác xã điển hình của toàn quốc, được tặng thưởng nhiều huân chương, bằng khen và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước về động viên khen ngợi.

Sau ngày đất nước thống nhất, chuyển sang nền kinh tế thị trường, Dương Lôi cũng hoà nhịp vào sự đổi mới chung của xã hội. Là một làng thuần nông, trước kia chỉ quanh năm làm ruộng độc canh cây lúa, nay đã phát triển nhiều ngành nghề khác để hỗ trợ cho sản xuất, nâng cao mức sống cho nông dân. Số người thi vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng nhiều. Hàng loạt người con trong làng đã có hàm cấp, học vị, danh hiệu như Nghệ nhân bàn tay vàng, Nhà giáo ưu tú, luật sư, bác sĩ, kĩ sư, thạc sĩ, kiến trúc sư và nhiều người đã trở thành lãnh đạo chủ chốt các cơ quan đoàn thể…

Về làng Dương Lôi hôm nay, du khách sẽ ngỡ ngàng về sự đổi thay nhanh đến chóng mặt. Nhưng còn một điều bất ngờ lí thú nữa là ở làng quê này có nhiều sự trùng lặp với Kinh thành Thăng Long – Hà Nội: 5 cổng làng – 5 cửa ô ; 3 cây cầu (bằng đá) qua dòng Tiêu Dương – Hà Nội có ba cây cầu qua Sông Hồng ; 36 ngõ bàn cờ-36 phố phường, Càn Nguyên tự- Càn Nguyên điện,…

@phamhongson2022 cho mik xin ctlhn nha