soạn văn lớp 6 tập 1 bài sự tích hồ gươm giúp em với ạ

2 câu trả lời

Câu 1: Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

* Nguyên nhân:

Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến từng xương tủy.

Ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại nhưng lực lượng còn yếu nên nhiều lần bị thua.

Đức Long Quân thấy vậy, quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.

Câu 2: Lê Lợi đã nhận gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

* Cách Long Quân cho mượn gươm :

Gươm thần không được Long Quân trao trực tiếp cho Lê Lợi mà trải qua nhiều bước:

- Lưỡi gươm lọt vào lưới đánh cá của lê Thận, Lê Thận gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, Lê Lợi ghé qua nhà Lê Thận, lưỡi gươm gặp chủ tướng Lê Lợi sáng rực lên ha chữ “Thuận Thiên”.

- Trên đường bị giặc đuổi, Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ - chuôi gươm nạm ngọc ở ngọn cây đa đã lấy chuôi gươm mang về.

- Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt ở dưới nước tra vào chuôi gươm mà mình lấy được ở gốc đa thì vừa như in.

* Ý nghĩa cách cho mượn: nói lên tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa.

- Cho ta thấy sức mạnh, khả năng cứu nước có ở khắp mọi miền Tổ quốc, từ miền sông nước cho đến miền núi, từ miền ngược đến miền xuôi đều cùng nhau đánh giặc.

- Sự đoàn kết nhất trí một lòng của nhân dân trong công cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng như tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

- Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi tài đức, đáng được gửi gắm niềm tin. Ngoài ra, Lê Lợi được chuôi gươm nói lên được vị trí minh chủ của mình trong nghĩa quân.

Câu 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn.

Từ khi có gươm thần, công cuộc đánh ngoại xâm có nhiều thay đổi: nhuệ khí tăng lên, thanh gươm thần tung hoành khắp nơi làm cho quân Minh bạt vía, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi và đặc biệt, họ không phải trốn tránh như xưa mà chủ động, xông xáo đi tìm giặc để đánh.

Câu 4: Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?

* Long Quân lấy lại gươm khi:

Đất nước đã sạch bóng quân xâm lược, Lê Lợi đã lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long.

* Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra rất long trọng. Khi Lê Lợi đang đi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, đến giữa hồ Rùa Vàng nhô lê, vua thấy lưỡi gươm đeo bên mình động đậy. Rùa tiến đến vua đòi gươm: “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân!”. Vua Lê trao gươm, Rùa Vàng đớp lấy và lặn xuống.

Câu 5: Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”

- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, tính chất toàn dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu chuyện cũng ca ngợi người anh hùng Lê Lợi.

- Truyền thuyết giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm).

- Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6: Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?

- Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng là truyền thuyết “An Dương Vương”.

- Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Nhưng riêng “Sự tích Hồ Gươm”, Rùa Vàng còn có ý nghĩa đề cao, tạo thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế của nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Tình hình nước ta thời giặc Minh đô hộ.

- Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để giết giặc.

2. Thân bài:

* Diễn biến câu truyện:

- Lê Thận đánh cá và câu được lưỡi gươm lạ.

- Lê Thận dâng gươm báu cho Lê Lợi.

-Lê Lợi dùng gươm thần đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện

- Việc hoàn lại gươm cho Long Quân và cái tên Hồ Gươm hay còn gọi là Hoàn Kiếm đã ra đời thay cho Hồ Tả Vọng.