soạn văn bản: Ai ơi mồng 9 tháng 4 ngắn gọn cho mik nha mik vote 5*+hay nhứt nếu bn nào vừa ngắn gọn lại vừa đầy đủ
2 câu trả lời
$\textit{Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)}$
$\longrightarrow$ Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuật lại sự kiện lễ hội Gióng.
$\textit{Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)}$
Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin:
- Hội Gióng diễn ra vào mùng 9 tháng 4 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất ở Bắc Bộ.
$\textit{Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)}$
Địa điểm
Ý nghĩa
Cố Viên nay ở giữa đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Gióng, là nơi mà bà đã giẫm phải vết chân ông Đổng
Gợi nhắc đến việc mẹ Gióng ướm chân vào vết chân và thụ thai sinh ra Thánh Gióng
Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, là nơi Thánh được sinh ra
Gợi nhắc đến việc Gióng được sinh ra tại ngôi nhà nhỏ
Đền Mẫu là nơi thờ mẹ Gióng, ở ngoài đê
Gợi nhắc đến người mẹ sinh ra Gióng
Đền Thượng là nơi thờ phụng Thánh
Gợi nhắc đến việc vua Hùng đời thứ sáu cho xây dựng đền để tưởng nhớ Thánh Gióng có công đánh giặc giữ nước
$\textit{Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)}$
Hình Ảnh DƯới :>
$\textit{Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)}$
Các hình ảnh, hoạt động trong lễ hội mang ý nghĩa tượng trưng:
- Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng: tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc
- Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân: Hội trận mô phỏng lại, tượng trưng cho cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cánh đồng, có 28 đạo quân thù, có đạo quân mục đồng
- Ngày 12 có lễ rước cờ, tượng trưng cho báo tin chiến thắng với trời đất
$\textit{Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)}$
Theo tác giả, lễ hội Gióng là dịp diễn ra những nghi thức lễ với thao tác thuần thục, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao. Đồng thời, lễ hội Gióng còn là dịp để mỗi người Việt Nam cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,... Tất cả đều là những giá trị văn hóa được lưu giữ mãi mai sau trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
$\longrightarrow$ $\textit{Xin Hay Nhất!}$
$Huenys_@}$
Câu 1:
- Văn bản thuật lại sự kiện lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng, diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Câu 2:
- Đoạn mở đàu nêu rõ các thông tin:
+ Tên sự kiện: lễ hội Gióng.
+ Thời gian diễn ra sự kiện: mồng 9 tháng 4 âm lịch.
+ Bối cảnh: có mưa, có dông.
+ Tính chất, đặc điểm: là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 3:
- Một số địa danh diễn ra hội Gióng:
+ Cố Viên - giữa đồng thôn Đổng Viên: vườn cà của mẹ Thánh Gióng
+ Miếu Ban - thôn Phù Dực: nơi Thánh Gióng được sinh ra.
+ Đến Mẫu (đền Hạ): nơi thờ mẹ Thánh Gióng, xây ở ngoài đê.
+ Đền Thượng: nơi phụng thờ Thánh
Câu 5:
- Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội đã được tác giả giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng như:
+ Lễ rước nước từ đền hạ về đến đền Thượng, ngày mồng 8: tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc.
+ Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc.
+ 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù.
+ 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta.
+ Dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường, tượng trưng cho đạo quân mục đồng.
+ Cảnh chia nhau những đồ tế lễ tượng trưng cho việc xin lộc Thánh để được may mắn cho cả năm.
+ Ngày 12 là lễ rước cờ tượng trưng cho việc báo tin thắng trận với trời đất, thiên hạ hưởng thái bình.
Câu 6:
Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng là 1 di sản vô giá của văn hóa dân tộc, là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,… Lễ hội cần được bảo tồn và phát huy để giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp cho muôn đời.
Chúc bạn học tốt nha!
`@huyenlynh`
(TB: mik để câu 4 dưới ảnh nha)