soạn bài thánh giống

2 câu trả lời

Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.

- Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.

- Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.

- Phần 4 (còn lại): Nhân dân ghi nhớ công ơn.

Tóm tắt:

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười.

Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Truyện có các nhân vật : Thánh Gióng, cha mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả.

- Nhân vật chính là Thánh Gióng được xây dựng kì ảo, tưởng tượng:

+ Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.

+ Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.

+ Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó lớn nhanh như thổi.

+ Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.

+ Bay lên trời.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Ý nghĩa các chi tiết :

a. Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

b. Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.

c. Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

d. Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.

đ. Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

e. Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: biểu tượng rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường chống ngoại xâm của dân tộc, là ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.

Câu 4* (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử: thời Hùng Vương, dân tộc ta chống giặc ngoại xâm phương Bắc bảo vệ độc lập và huy động sức mạnh toàn dân tộc. Vũ khí sử dụng ngày càng hiện đại.

Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tưởng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?

- Trong truyện “Thánh Gióng” có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng và giặc Ân.

- Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.

- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+, Bà mẹ ra đồng giẫm lên vết chân to, lạ và thụ thai.

+, Ba năm Gióng không biết nói, cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

+, Tiếng nói đầu tiên là nhờ mẹ ra mời sứ giả vào.

+, Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

+, Biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+, Cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân rồi bay về trời.

Câu 2: Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:

- Ca ngợi ý thức đánh giặc , cứu nước trong con người Thánh Gióng.

- Trong Gióng luôn luôn nghĩ cho đất nước, luôn nghĩ phải đánh thắng giặc Ân nên Thánh Gióng có những khả năng, hành động khác thường.

- Thánh Gióng chính là hình ảnh của nhân dân.

b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc:

Để chiến thắng giặc ta phải chuẩn bị từ lương thực cho đến vũ khí.

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:

+, Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

+, Nhân dân ta yêu thương Gióng muốn cho cậu bé đó lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.

+, Thể hiện được tấm lòng tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của nhân dân ta.

+, Gióng chính là sức mạnh của toàn dân.

d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn thành tráng sĩ:

+, Vì nhiệm vụ cứu nước không thể chậm trễ. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đòi hỏi dân tộc ta phải có một sức mạnh phi thường như vậy.

+, Gióng vươn vai thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc, về sức mạnh, về tinh thần của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm.

đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

+, Gióng đã không chịu đầu hàng khuất phục – thể hiện sự kiên cường, dám đấu tranh của người dân Việt Nam.

+, Gióng không chỉ dùng vũ khí chống giặc ngoại xâm mà dùng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

+, Việc đánh giặc là trách nhiệm và là sự tự nguyện của bản thân không ai bắt buộc nên khi đánh giặc xong Gióng không trở về nhận thưởng, không hề đòi công danh.

+, Gióng là con của thần, của trời thì nhất định Gióng phải về trời chỉ để lại dấu tích của chiến công trên quê hương thân thuộc của mình.

+, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?

- Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc giữ nước.

- Gióng chính là sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiền, thần thánh (ra đời một cách kì lạ: bà mẹ ướm chân về thụ thai), sức mạnh của mọi người (góp gạo nuôi Gióng) và là sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (tre, áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt).

Câu 4: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?

Truyền thuyết “Thánh Gióng” liên quan đến thời đại Hùng Vương. Nhân dân ta trồng lúa nước khá phát triển, biết rèn ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Truyền thuyết cũng phản ánh được nhân dân ta có truyền thống sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm và sử dụng tất cả phương tiện để đánh giặc.