soạn bài chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

2 câu trả lời

1. Chỉ ra những lỗi dùng từ trong những câu sau.

a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.

c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.

2. Hãy thay các từ đã dùng sai bằng những từ khác.

Trả lời:

1. Các câu văn mắc lỗi dùng từ sai nghĩa là:

a) yếu điểm

b) đề bạt

c) chứng thực

2. Thay bằng từ khác:

a) Thay yếu điểm bằng nhược điểm hoặc điểm yếu:

⟶ Mặc dù còn một số nhược điểm (điểm yếu), nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

b) Thay đề bạt bằng bầu:

⟶ Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí bầu làm lớp trưởng.

c) Thay chứng thực bằng chứng kiến:

⟶ Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng kiến cảnh nhà tan, cửa nát của những người nông dân.

Dùng từ không đúng nghĩa

Câu 1 + 2 (trang 75 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Lỗi dùng từ và sửa lỗi:

a. yếu điểm (điểm quan trọng) → điểm yếu / nhược điểm (mặt yếu kém).

b. đề bạt (cử giữ chức vụ cao hơn, thường do cấp trên quyết định) → đề cử/ bầu (chọn giữ chức vụ cao hơn do mọi người quyết định).

c. chứng thực (xác nhận đúng sự thật) → chứng kiến (tận mắt nhìn thấy).

Luyện tập

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Các kết hợp từ đúng:

- bản (tuyên ngôn)

- (tương lai) xán lạn;

- bôn ba (hải ngoại)

- (bức tranh) thuỷ mặc

- (nói năng) tuỳ tiện.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Chọn từ thích hợp:

a. khinh khỉnh

b. khẩn trương

c. băn khoăn

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Chữa lỗi dùng từ:

a. cú đá (hoạt động của chân, không phù hợp dùng với từ tống) → cú đấm

b. bao biện (làm cả những việc lẽ ra phải để người khác làm, dẫn đến kết quả không tốt) → ngụy biện (dùng lí lẽ có vẻ đúng nhưng thực ra sai để rút kết luận sai).

c. tinh tú (các vì sao) → tinh túy (giá trị nhất, quý báu nhất).

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước