So sánh Việt Bắc của Tố Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng dựa trên các tiêu chí : hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng sáng tác, nội dung chính và hiệu quả nghệ thuật. Giúp với ạ
2 câu trả lời
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Việt Bắc: sau chiến dịch Điện Biên Phủ , cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Tháng 10 năm 1954, Hồ Chí Minh, các cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, nhân sự kiện có tính chất lịch sử này, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
+ Tây Tiến: Quang Dũng tham gia đoàn binh Tây Tiến từ những ngày đầu (mùa xuân năm 1947) đến đầu năm 1948 Quang Dũng chuyển sang một đơn vị khác=> một chiều mưa ở Phù Lô Chanh một ngôi nhà nhỏ ven bờ sông Đáy hiền hòa Quang Dũng nhớ đồng đội và bài thơ được viết lên bằng hoài niệm.
- Cảm hứng sáng tác
+ Việt Bắc: Cuộc chia tay lịch sử giữa đồng bào Việt Bắc và người kháng chiến về xuôi => xúc động viết bài thơ
+ Tây Tiến: nỗi nhớ đồng đội đã khiến Quang Dũng xúc động viết bài thơ
- Nội dung chính:
+ Tây tiến : khắc họa bức tranh thiên nhiên miền tây vừa hùng vĩ hoang sơ và trữ tình tráng lệ trên nền thiên nhiên ấy tác giả đã chạm khắc bức tượng đài về người chiến binh Tây Tiến vừa kiêu hãnh có hào hùng vừa lãng mạn hào hoa.
+ Việt Bắc: Việt Bắc vừa là bản hùng ca chói ngời sắc đỏ tổng kết một giai đoạn lịch sử gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp vừa là một bản tình ca tươi xanh ngợi ca nghĩa tình cách mạng son sắc thủy chung.
- Hiệu quả Nghệ thuật:
+ Tây tiến : Hình ảnh thơ sáng tạo, giọng điệu: khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng…, Kết hợp hài hòa giữa chất thơ, chất nhạc, chất họa.
+ Việt Bắc: kết cấu đối đáp, thể thơ lục bát dân gian, sử dụng lối nói, lối ví von quen thuộc...
a) Quang Dũng là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng. Thơ ông là tiếng nói của một hồn thơ hào hoa lãng mạn, nhất là những vần thơ viết về lính. Các sáng tác tiêu biểu của Quang Dũng bao gồm: Mây đầu Ô, Mùa hoa gạo, Đôi mắt người Sơn Tây... Bài thơ Tây Tiến ra đời năm 1948, trích trong tập “Mây đầu Ô” là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
b) Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam. Ông là người viết sử bằng thơ vì mỗi giai đoạn lịch sử đi qua, Tố Hữu đều lại một tập thơ giá trị: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa... Bài thơ Việt Bắc ra đời vào tháng 10-1954 khi trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội.