So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2 em rút ra bài học gì sau 2 cuộc chiến tranh tàn khốc đó

2 câu trả lời

*Giống nhau

  • Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.
  • Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
  • Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

*Khác nhau

- Phe tham chiến:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.

- Thành phần các nước tham chiến:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)

- Phạm vi, quy mô

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia;

- Tính chất

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít
  • Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới chúng ta rút được nhiều bài học:
    + Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới
    + Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán
    + Hợp tắc kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh
    + Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ
    + Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có
    + Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước

$ Giống nhau: $

$–$   Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.

$–$  Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

$–$  Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề. 

$ Khác nhau:$

$–$  Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

$–$  Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

$–$  Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

$–$  Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành.

$#OMG$