S+O2->SO2 Tại sao s có góa trị 2,4,6 mà chỉ chọn 4 Fe+O2->Fe3O4??? P+O2->P2O5 Cu+O2->CuO Mình hay thấy P2O5, CuO,..là nhiều( lấy 2 ví dụ) nếu lấy P2O3, Cu2O được ko, p với cu có hai hóa trị thì làm sao biết chọn cái nào
1 câu trả lời
1) $S+O_2\xrightarrow{t^o}SO_2$
Không lấy `S` hoá trị II (tức là lấy sản phẩm `SO`) vì phản ứng phi thực tế, việc đốt cháy lưu huỳnh trong oxi không thể nào tạo `SO` trong điều kiện thông thường. Chú thích thêm: `SO` có khuynh hướng đime hoá thành `S_2O_2` do rất không bền về mặt nhiệt động.
Không lấy `S` hoá trị VI (lấy sản phẩm `SO_3`): Thực ra là có thể viết thẳng một phương trình, nhưng cần bổ sung điều kiện, xúc tác:
$S+\frac{3}{2}O_2$$\buildrel{{t^o,V_2O_5}}\over\rightleftharpoons SO_3$
Phản ứng trên là từ hai phản ứng sau:
`S+O_2->SO_2`
$SO_2+\frac{1}{2}O_2$$\buildrel{{t^o,V_2O_5}}\over\rightleftharpoons SO_3$
2) `3Fe+2O_2->Fe_3O_4`
Do tính oxi hoá của oxi: oxi hoá sắt (0) lên sắt (II) và sắt (III)
3) `4P+5O_2->2P_2O_5`
`Cu+1/2O_2->CuO`
Nếu muốn ra `P_2O_3` thì cần lượng photpho `P` dư:
`2P+3/2O_2->P_2O_3`
Muốn ra `Cu_2O` thì đốt cháy `Cu` trong khí oxi ở nhiệt độ cao (`800 - 1000^oC`), khi đó:
`2Cu+1/2O_2->Cu_2O`
Phản ứng này là từ hai phản ứng sau:
`Cu_2O+1/2O_2->CuO`
`CuO+Cu->Cu_2O`
Để biết được sản phẩm sau phản ứng, cần phải nhớ tính chất của các chất tham gia và dựa vào điều kiện (tỉ lệ mol, môi trường phản ứng,...).