Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất. Thế là em quẹt tất cả các que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn, đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu vụt bay lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế. (Ngữ Văn 8, tập một, trang 66) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu (1)? Xác định kiểu câu theo cấu tạo? Câu 3. Xác định thể loại văn bản và chỉ ra PTBĐ của văn bản chứa đoạn văn trên? Câu 4. Hãy kể tên 1 văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về đề tài tình bà cháu và ghi rõ tên tác giả. Câu 5. Nhân vật “em bé” trong câu chuyện trên phải chịu cảnh đói, rét cho đến chết mà mọi người vẫn không quan tâm.Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người bằng một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 2/3 trang giấy thi cần gấp trước thứ 3

1 câu trả lời

C1: đoạn trích trên trong văn bản cô bé bán diêm, của tác giả An-đéc-xen( 1805-1875)

C3: Thể loại truyện ngắn, PTBĐ: tự sự kết hớp miêu tả, biểu cảm.

C4: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen đã phác họa nên một bức tranh đầy thương cảm với số phận, cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Thông qua hình ảnh của cô bé, nhà văn không chỉ khơi dậy trong chúng ta sự cảm thương sâu sắc với số phận của em hứng chịu mà nó còn đề cập tới vấn đề tình người trong cuộc sống.

Trong xã hội kia, đâu phải chỉ riêng có một cô bé bán diêm khốn khổ, bất hạnh mà còn vô số những hoàn cảnh bất hạnh hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên nhà văn đã khéo léo xây dựng nên cảnh ngộ của em và kết thúc buồn đến thế. Cô bé bán diêm, phải đi bộ khắp các con phố để bán những bao diêm, ngày nào cũng như ngày nào, em chẳng những không được đi học, được vui chơi mà còn phải lao động vất vả, do chính người cha chìm trong men rượu bắt em phải làm.

Cả một ngày em phải chịu cái rét, cái đói, tới đêm cũng chưa có cái gì vào bụng, em sợ về nhà, em không dám về vì ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào, về thì sẽ bị cha đánh mất. Và giữa đêm giao thừa, khi mọi người đều quây quần bên nhau, bên bàn ăn thơm phức, trong căn nhà ấm cúng thì trong góc tường kia, em lại phải chịu đói, chịu rét một mình, cô độc và lạnh lẽo. Chẳng có gì để ăn, chẳng có chỗ để ở, và cũng chẳng được sưởi ấm. Bởi vậy ta mới thấy, tình người trong hoàn cảnh đó mới ái ngại làm sao, mọi người dường như chỉ biết quan tâm và lo lắng cho hạnh phúc của mình mà quên đi những đồng loại, những hoàn cảnh khó khăn đang mong chờ họ ra tay giúp đỡ.

Cô bé bán diêm đã chết, ngay giữa đêm giao thừa hôm đó, thật xót xa và đáng thương khi em đã phải chết một cái chết nghiệt ngã. Từ cái chết của cô bé bán diêm, nhà văn muốn chúng ta phải thực sự nhìn nhận và thức tỉnh về tình người. Ở đâu đó và ở ngay trong hoàn cảnh của cô bé bán diêm đã không có sự hiện hữu của tình thương giữa con người với con người, không một ai quan tâm, hay xót thương cho em.

Đó cũng là một sự thật xuất hiện trong xã hội ngày nay, còn biết bao em nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích đang rong ruổi kiếm miếng ăn qua ngày, biết bao gia đình hoàn cảnh khốn khổ không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc. Chúng ta thật sự không phải chịu bất cứ trách nghiệm gì với cuộc sống của họ nhưng chỉ một sự giúp đỡ nhỏ từ bản thân ta mà họ có thể tiếp tục tồn tại. Họ chỉ là không may mới phải chịu cảnh bất hạnh, chúng ta nếu may mắn hơn họ thì hãy cố gắng cảm thông và chia sẻ, giúp đỡ họ để cuộc sống này thêm phần tốt đẹp hơn, đó là điều ý nghĩa nhất mà trong tình cảm giữa con người với con người nên có.

Truyện “Cô bé bán diêm” chính là một liều thuốc khơi dậy lòng nhân ái, bao dung và nhân hậu, biết cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau. Mỗi người đều bỏ ra một chút sức lực và trách nhiệm của mình thì chẳng ai rơi vào hoàn cảnh và số phận như cô bé bán diêm.

       mk gửi bài ạ