Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị người Tàu xâm lược năm nào, nêu diễn biến chính của Hải chiến Hoàng Sa 1974.

1 câu trả lời

Ngày 14/1/1974, một tàu của quân Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện 2 tàu hải quân Trung Quốc đang thả neo tại đảo Hữu Nhật (thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa), đây vốn là đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Lập tức ngày 16/1/1974, tàu HQ-16 của Việt Nam Cộng Hòa tức tốc ra thẳng đảo Hữu Nhật và phát hiện đảo Hữu Nhật và các đảo gần đó là Duy Mộng, Quang Hòa đều đã bị Trung Quốc ngang nhiên chiếm giữ. Phía Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Trung Quốc rời khỏi các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc cũng yêu cầu Việt Nam phải rời ngay khỏi các đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Ngày 17/1/1974, một toán “người nhái” đã lên các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép, nhổ cờ Trung Quốc và cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa.

Sự kiến này đã khiến Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông và đề nghị dùng vũ lực, Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo là “đồng ý” và nói thêm rằng “trận này không thể không đánh”.

Ngày 18/1, Chu Ân Lai họp Bộ Chính Trị và quyết định sẵn sàng tấn công hạm đội Việt Nam Cộng Hòa, sẵn sàng điều quân đến Hoàng Sa.

Ngày 18/1/1974, Việt Nam Cộng Hòa đã chuẩn bị 4 tàu chiến nhằm chiếm lại đảo. Đây đều là 4 tàu cũ của Mỹ để lại, trong đó có một tàu để quét thủy lôi được cải tiến để thành tàu tuần tra.

10 giờ sáng ngày 18/1/1974 , tàu HQ-16 mang theo quân đổ bộ đến đảo Quang Hòa, nhưng bị tàu Trung Quốc cản không cho lại gần đảo, khiến tàu HQ-16 chuyển hướng khác rồi dùng xuồng cao su tấn công chiếm lại đảo. Thế nhưng phía Trung Quốc phát hiện và nổ súng khiến 1 thiếu úy tử trận, cuộc đổ bộ bất thành và phải rút lên tàu HQ-16.

Sáng 19/1/1974, các tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa nhận lệnh đến chiếm lại đảo Quang Hòa trong hòa bình với mệnh lệnh không được nổ súng trước, yêu cầu phía Trung Quốc rời khỏi đảo.

Trên đảo Quang Hòa lúc này có cả một đại đội Trung Quốc chiếm giữ, phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ có 74 người. Khi những người lính Việt Nam Cộng Hòa vừa đặt chân lên đảo yêu cầu Trung Quốc rút khỏi đây, lập tức phía Trung Quốc nổ súng đáp trả, khiến bên Việt Nam Cộng Hòa 2 người tử trận, 2 người bị thương.

Trước Việc Trung Quốc hung hăng không chịu rút khỏi đảo, phía Việt Nam Cộng hòa quyết định phải nổ súng để chiếm lại đảo. 4 tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa chia 2 hướng tiến đánh. Tàu HQ-10 và HQ-16 tiến vào lòng chảo quần phía bắc đảo Quang Hòa; tàu HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo từ hướng tây nam.

Đinh Trí Mẫn

Vote cho mình 5 sao + cảm ơn cho mình nha

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
21 giờ trước