Qua tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích ,đuối nước . Em nhận thấy điều gì và phải làm gì để bản thân em và mọi người xung quanh được an toàn hơn.

2 câu trả lời

Bạn tham khảo nhé:

- Hãy luôn cho trẻ mặc áo phao/phao.

- Kiểm tra độ sâu và chướng ngại vật trước khi cho trẻ bước chân xuống nước

- Luôn bơi cùng trẻ và bơi không quá xa bờ 15m.

- Không nên để trẻ tắm quá 2 tiếng liên tiếp, vì điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

- Không nên tắm vào thời điểm từ 11h trưa đến 3h chiều.

- Nên thường xuyên chú ý đến trẻ em vì ngay cả trong nước cạn, sóng cũng có thể đánh úp khiến trẻ chới với.

Cần thận trọng khi cho trẻ tắm biển trong thời tiết xấu, sóng lớn; tắm ở vùng  hoang vắng tắm gần các bến bãi tàu bè, mỏm đá, cọc đóng trên biển…

- Tắm biển cần chỉ cho trẻ tắm tại các bãi biển có đội cứu hộ và tắm trong khu vực bơi được chỉ định.

Trẻ không được tắm nếu mắc bệnh: Viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, viêm tai giữa, viêm thận, các bệnh tim mạch...

Ngoài ra, cần cho trẻ lập tức lên bờ nếu trẻ cảm thấy lạnh người, mệt mỏi đột ngột, nhức đầu hoặc đau nhức sau gáy, chuột rút, ngứa ngáy cơ thể, rối loạn thị giác, đau khuỷu tay và đầu gối có dấu hiệu bị trướng bụng…

Cha mẹ hãy nhắc trẻ: Tránh xa các dòng chảy siết, tắm quá xa bờ biển, hồ, ao nơi quá sâu. Luôn bơi gần nhân viên cứu hộ. Nếu không may bị nước cuốn hãy giơ tay vẫy và la lớn để nhờ người trợ giúp.

-  “Tai nạn” là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được.

“Thương tích” là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc cấp tính với các nguồn năng lượng (năng lượng có thể là cơ học, nhiệt, hóa học, điện, hoặc phóng xạ) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống (ví dụ như thiếu ô xy  trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh). Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương tích thường rất ngắn (vài phút). “Thương tích” hay còn gọi là “Chấn thương” không phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho một người nào đó.
II. Các loại tai nạn thương tích ở trẻ em và cách phòng tránh

1. Tai nạn giao thông:

Bao gồm tai nạn đường sắt, bộ, thủy. Nguyên nhân do không đảm bảo các yếu tố quy định và chấp hành luật lệ của mọi người và phương tiện khi tham gia giao thông. 

* Cách phòng tránh

 - Các em thực hiện đúng luật lệ an toàn khi tham gia giao thông.

 -  Chấp hành giao thông ở trước cổng trường; Khi đi tới trường các em cần vào trong trường không tụ tập ngoài cổng trường, khi tan học ra khỏi cổng trường các em cần quan sát đường, xin đường để sang bên đúng phần đường của mình và đi vào phần đường của mình không tụ tập ở cổng trường gây ùn tắc giao thông cho người đang tham gia giao thông.

- Khi đi bộ qua cổng trường cần quan sát đường trước khi sang phần đường của mình.          - Các em không được đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông cho mình và cho người tham gia giao thông trên đường.

 -  Các em đi xe đạp không được đi dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô...

  - Khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

2. Ngộ độc.

          - Ngộ độc đứng thứ tư gây tử vong.

          - 10% số trường hợp xảy ra ở nhóm trẻ em và vị thành niên.

* Cách phòng tránh

          - Không ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn bị ươn thối, nhiễm vi khuẩn hoặc ăn phải nấm, cây quả dại chứa chất độc.

- Không uống các loại nước ngọt có ga hoặc ga dùng giải khát khi không rõ nguồn gốc, xuất xứ nơi sản xuất và sản xuất không đúng quy trình an toàn vệ sinh hoặc các loại nước uống hết hạn sử dụng  hoặc uống phải nước thiên nhiên có chứa chất độc như thạch tín, chì, thuỷ ngân.

- Xây dựng môi trường an toàn: Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh.

- Xây dựng ngôi nhà an toàn: Những vật dụng trong nhà có đựng các chất có thể gây ngộ độc cho trẻ (thuốc chữa bệnh, xà phòng, hoá chất trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc tẩy rửa, bình xịt muỗi, ga....) cần cất ở nơi kín đáo để xa tầm tay trẻ.

3. Động vật cắn, đốt.

- Ong đốt, Rắn cắn,Chó mèo cắn…

* Cách phòng tránh

- Các em không được nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn, nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua.

- Các em cần phân biệt được những con vật nguy hiểm, những con vật nào không nguy hiểm.

- Dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng nếu như các bạn phải đi vào ban đêm để phòng rắn cắn.

- Xây dựng môi trường an toàn.

4. Ngã   

Ngã và những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp, ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi lúc và mọi nơi. Ngã để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài, nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng như tính mạng của chúng ta.

* Cách phòng tránh

- Các em không được treo lên bàn ghế để nô đùa.

- Không được ngồi trên cửa sổ, lan can.

- Và nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4; 1/5 : Các em không được leo trèo cột điện, mái nhà, trèo cây hái quả, bắt chim, không chạy thả diều trên sân thượng, gần ao, hồ, sông, ngòi hay lòng đường...

-  Các em cần tham gia hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh.

III. Phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

 - Hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng. Đặc biệt tỉ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi trẻ em là nhiều nhất. Theo báo cáo toàn cầu của WH0 tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 6400 người bị đuối nước trong đó mỗi ngày có khoảng 20 trẻ em bị đuối nước.

Khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch vào đường thở (mũi, mồm, khí phế quản, phổi) làm cho không khí có chứa oxy không thể vào phổi được gọi là đuối nước. Hậu quả là não bị thiếu oxy, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị chết hoặc để lại di chứng não nặng nề.

1.1. Nguyên nhân đuối nước

- Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là: trông trẻ, dạy bơi, cứu đuối…

- Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như :

          + Sông, hồ, suối, ao… không có biển báo nguy hiểm, rào.

          + Lũ lụt xảy ra thường xuyên.

          + Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm.

1.2. Cách phòng tránh

- Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ.

- Không chơi ở những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn.

* Những nguyên tắc an toàn khi bơi:

+ Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn.

+ Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi & cứu đuối.

+ Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.

+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.

+ Phải khởi động trước khi xuống nước.

+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.

+ Không dùng các phao bơm hơi.

+ Không đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm.

+ Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định.

* Những nội dung cơ bản để phòng chống quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em:

Trong những ngày vừa qua, trên các phương tiện truyền thông đưa thông tin về các vụ xâm hại trẻ em ở Vũng Tàu, Hoàng Mai - Hà Nội, Thủ Đức - Hồ Chí Minh,…với diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội…Không ít trường hợp xâm hại tình dục gây chấn động dư luận vì người gây tội ác lại chính là những người thân thiết trong gia đình. Do đó, việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá nhân là rất cần thiết.

1. Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại:

- Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.

- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở.

- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.

- Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa .

- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.

- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

- Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình.

- Không cho ai (ngoài Bố mẹ, Bác sỹ khám bệnh) có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em.

- Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình)  .

- Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó.

2. Những chỉ dẫn giúp các em tránh nguy cơ bị động chạm không an toàn, bị xâm hại:

- Đứng ngay dậy.

 - Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ.

- Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình.

- Nói to/hét to và kiên quyết để người khác có thể nghe thấy và tới cứu.

 - Bỏ chạy đến chỗ an toàn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ôm ấp mình và kêu to cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

 - Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ. Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, trụ sở công an gần nhất,… hay bất cứ người nào mà các em tin tưởng là người các em cần tìm và nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ.

 - Nếu em bị sàm sỡ, xâm hại, hãy kể ngay với cha mẹ, người thân và cùng người lớn đến cơ sở y tế để khám.

- Các em không nên phớt lờ, chối bỏ, né tránh vấn đề.

Trên đây là một số kỹ năng giúp các em phòng chống quấy rối và xâm hại. Nhà trường, gia đình và thầy, cô giáo luôn tin tưởng các em, mong các em luôn dũng cảm, luyện tập trước những kỹ năng ứng biến để bình tĩnh, xử lý trước mọi tình huống!

Qua buổi truyền thông đã giúp các em học sinh có thêm những kiến thức cơ bản về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cũng như có thêm những kỹ năng để phòng chống quấy rối và xâm hại.

Thân ái gửi bạn