Qua bài học cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Em hãy lấy một ví dụ trong học tập hay trong cuộc sống để chứng minh ( Cho một ví dụ cụ thể và phân tích để thấy được sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất)

2 câu trả lời

Bài học:Chúng ta-mỗi người đều luôn phát triển để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn.  Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.

Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên.

Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông.

Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông trung học. Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ.

Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc.

Mọi sự biến đổi về chất đều bắt đầu từ sự biến đổi về lượng +Lượng biến đổi đạt đến điểm nút dẫn đến chất thay đổi +Lượng biến đổi đạt đến độ chưa làm chất thay đổi - Bài học : Không coi thường vc nhỏ Không nôn nóng chủ quan đốt cháy giai đoạn Không có tư tưởng nủa vời làm k triệt để Chăm chỉ học tập tích lũy kiến thức đạt tới điểm nút