Please !giúp mình lịch sử đề cương C1 Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tk 18-19 C2 Nguyên nhân các nước thực dân phương Tây xl đông nam á ? Nêu phong trào giải phóng dân tộc? Vì sao tất cả đều thất bại C3 nêu nguyên nhân hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất? vì sao nói đây là chiến tranh đế quốc phi nghĩa phản động C4 Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ? Vì sao nói cách mạng tháng Mười Nga là cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản) C5 Qua cuộc Duy Tân Minh trị Nhật Bản năm 1868 em rút ra bài học gì cho bản thân C6 Trình bày về phong trào đấu tranh giành độc lập của 3 nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới . Nêu nhận xét về phong trào
2 câu trả lời
Câu 1:
*Khoa học tự nhiên:
-Đặt những thành tựu tiến bộ:
+Toán: Niu tơn, Lepních.
+Hóa học: Lô - mô - nô - xốp, Men - đê - lê - ép.
+Vật lý: Niu tơn.
+Sinh học: Đác - uyn.
*Khoa học xã hội:
-Thế kỉ XVII nhân loại đạt được những thành tự vượt bậc về khoa học kĩ thuật.
+Công nghiệp: kĩ thuật luyên kim, sản xuất thép, đắc biệt động cơ hơi nước.
+Giao thông vận tải: phát minh ra máy điên tín.
+Nông nghiệp: sử dụng phân hóa học, máy kéo, gặt.
+Quân sự: nhiều vũ khí mới được sản xuất.
Câu 2:
Các nước Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.
Câu 3:
-Sự phát triển ko đều của chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn sâu sắc giữa các đế quốc ⇒ hình thành 2 khối đối địch nhau:
+Khối liên minh: Đức, Áo - Hung, Italia(1882).
+Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga(1970).
-Mục đích của chiến tranh: chia lại thế giới.
*Duyên cớ:
-Ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc - bi.
-Đức tuyên chiến với Nga(1/8), Pháp(3/8).
-Ngày 4/8 Anh tuyên chiến với Đức.
⇒Chiến tranh bùng nổ.
*Hậu quả:
- Chiến tranh đã gây những thảm họa hết sức to lớn đối với nhân loại: 33 nước với 1500 triệu dân bị lôi vào vòng khói lửa, khoảng 10 triệu người bị chết, trên 20 triệu người bị thương.
- Tuy nhiên, một kết quả quan trọng trong quá trình chiến tranh là sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết, đánh dấu một bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, chỉ đem lại nguồn lợi cho tư sản cầm quyền.
Câu 4:
*Đối với nước Nga:
-Làm thay đổi vận mệnh nước Nga và số phận hàng triệu con người Nga.
-Đưa nhân dân lao động lên nắm quyền.
-Thiết lập nhà nước Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
*Đối với thế giới:
-Có những thay đổi lớn lao.
-Để lại nhiều bài học quý giá cho giai cấp vô sản.
-Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở nhiều nước.
Câu 6:
*Nhận xét:
Phong trào độc lập giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi, liên tục thu hút nhiều tầng lớp tham gia dưới nhiều hình thức phong phú
-Ở Đông Dương: Đảng công sản Đông Dương lãnh đạo phong trào chống Pháp tạo ra bước ngoặc cho phong trào.
-Inđônêxia: Dưới sự lãnh đạo của Đảng công sản và Đảng dân tộc, phong trào diễn ra mạnh mẽ.
-Khi chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật.
P/S: Có mấy câu mik ko biết làm, xin lỗi nhe!
câu 1.
*Khoa học tự nhiên
Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học.
- Lĩnh vực vật lý: Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
- Lĩnh vực hóa học: Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
- Lĩnh vực sinh học:
+ Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
+ Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
=> Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài.
*Khoa học xã hội
Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
- Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
câu 2:
*Nguyên nhân:
- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.
+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.
+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.
- Tài nguyên, thiên nhiên: Là khu vực giàu tài nguyên (lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…).
- Nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.
câu 3:
*Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
+ Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt.
+ Hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) >< khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
⟹ Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Nhân cơ hội đó giới quân phiệt Đức, Áo đã tuyên chiến.
⟹ Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
*Kết cục:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
*Đây là cuộc chiến phi nghĩa vì các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa, thị trường và cuộc chiến gây hậu quả vô cùng lớn đối với nhân loại.
câu 4:
Đối với nước Nga:
+Cách mạng tháng 10/1917 là cuộc cách mạng vô sản có nghĩa trọng đại. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội.
+ Giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước.
- Đối với thế giới:
+ Sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
+ Cách mạng tháng Mười Nga cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng.
+ Cách mạng tháng Mười cho thấy: Trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.
- Đối với Việt Nam:
+ Chỉ ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản.
+ Là điều kiện khách quan thuận lợi và là bài học để Việt Nam học tập trong quá trình đấu tranh cách mạng.