phong trào thơ mới,thời gian bắt đầu và kết thúc,bài thơ tiêu biểu,ý nghĩa của phong trào,tác giả tiêu biểu mình đang rất cần những thông tin đó,mong các bạn giúp đỡ

2 câu trả lời

Em tham khảo nhé:

Phong trào thơ mới:

- Thời gian bắt đầu và kết thúc: 1932 - 1945

- Ý nghĩa: Thơ mới có sự đổi mới đồng bộ nghệ thuật thơ: thi hứng hiện đại, thi pháp hiện đại, tạo thành tựu xuất sắc trong thơ Việt Nam hiện đại, để lại dấu ấn sâu sắc, rõ rệt trong thơ.

- Tác giả tiêu biểu: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư...

PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932 – 1945)Kết quả cần đạtGiúp học sinh:- Nắm được những nét chính về quá trình phát triển, đặc điểm cơ bản và những đóng góp chủ yếu của Phong trào thơ mới- Vận dụng các kiến thức đã học để luyện tập ( trắc nghiệm và tự luận).- Có thái độ yêu mến, trân trọng các giá trị tốt đẹp của Phong trào thơ mới.Trong những năm đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ trước xuất hiện một dòng thơ ca thuộc khuynh hướng lãng mạn. Đó là Thơ mới (hay còn gọi là Thơ mới lãng mạn). Thơ mới là một cuộc cách mạng thơ ca trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc ở thế kỷ 20. Sự xuất hiện của Thơ mới gắn liền với sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932-1945. Phong trào thơ mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca” 1, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. I- Hoàn cảnh lịch sử xã hội.Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của lịch sử xã hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mỹ của một giai cấp, tầng lớp người trong xã hội. Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai giai cấp này với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932-1945. Giai cấp tư sản đã tỏ ra hèn yếu ngay từ khi ra đời. Vừa mới hình thành, các nhà tư sản dân tộc bị bọn đế quốc chèn ép nên sớm bị phá sản và phân hóa, một bộ phận đi theo chủ nghĩa cải lương. So với giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản giàu tinh thần dân tộc và yêu nước hơn. Tuy không tham gia chống Pháp và không đi theo con đường cách mạng nhưng họ sáng tác văn chương cũng là cách để giữ vững nhân cách của mình.Cùng với sự ra đời của hai giai cấp trên là sự xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học. Đây là nhân vật trung tâm trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Thông qua tầng lớp này mà sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng văn hoá, văn học phương Tây càng thấm sâu vào ý thức của người sáng tác.II- Các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới .Thơ mới được thai nghén từ trước 1932 và thi sĩ Tản Đà chính là người dạo bản nhạc đầu tiên trong bản hòa tấu của Phong trào thơ mới. Tản Đà chính là “gạch nối” của hai thời đại thơ ca Việt Nam, được Hoài Thanh - Hoài Chân xếp đầu tiên trong số 46 tên tuổi lớn của Phong trào thơ mới. Và đến ngày 10-3-1932 khi Phan Khôi cho đăng bài thơ “Tình già” trên Phụ nữ tân văn số 22 cùng với bài 1