PHIẾU HỌC TẬP... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc khổ thơ thứ 1 và trả lòi câu hỏi sau: -Ông đồ xuất hiện vào thời gian ,không gian nào?Địa điểm ở đâu? -Thời điểm hoa đào nở cùng với sự xuất hiện của ông đồ gợi lên điều gì? Ông đồ xuất hiện cùng với hành trang và vật dụng gì? Cặp phó từ mỗi......lại thấy có ý nghĩa như thế nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc khổ thơ thứ hai và trả lời câu hỏi sau: -Ông đồ có tài năng gì? -Tìm những từ ngữ trong khổ thơ cho thấy tài năng của ông? -Giải nghĩa từ: + Bao nhiêu +Tấm tắc +Thảo -Em hiểu nét chữ “ Phượng

1 câu trả lời

  • Ông đồ và hoa đào là hình ảnh gắn liền với nhau, báo hiệu cho năm mới
    • Cặp từ "Mỗi năm ... lại": sự quen thuộc, lặp đi lặp lại như thói quen thường niên, đối với ông đồ và với mọi người.
    • Hình ảnh ông đồ cùng giấy đỏ, mực tàu: hình ảnh quen thuộc ăn sâu vào tâm trí con người mỗi khi tết đến xuân về.

    => Hình ảnh đẹp đẽ nhất, bình dị, trầm lặng giữa cái xô bồ của phố xá thời điểm giao mùa.

    => Hình ảnh ông đồ in sâu vào tiềm thức con người Việt Nam.

    - Hình ảnh ông đồ thời kì này là trung tâm điểm thu hút sự chú ý của mọi người:

    • Chỉ yên lặng ngồi bên phố, thế nhưng, ông đồ lại thu hút sự chú ý của tất cả mọi người
    • "Bao nhiêu người thuê viết": Ai cũng muốn có được nét chữ của ông đồ để mà trưng bày trong nhà, để thưởng ngoạn ngòi bút tài hoa của ông.

    - Tài năng của ông đồ được khẳng định bằng lời khen ngợi của mọi người

    • Từng nét bút tung bay trên giấy đỏ khiến cho mọi người phải vỗ tay khen ngợi,
    • Ngòi bút bay bổng "như rồng múa phượng bay" => vô cùng đẹp đẽ.

    => Khổ thơ thứ hai được dựng lên để minh chứng cho tài nghệ cũng như khẳng định tài hoa của ông đồ.

    - Ông đồ thời kì này trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đây là thời kì vàng son của những ông đồ viết chữ thuê.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm