Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau: Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con củi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân . Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại - (Trích Đất Nước - trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo đục Việt Nam, 2019, tr. 121)
2 câu trả lời
#Em mới lớp 7 nên cũng không biết gì nhiều
#Nếu sai thì Ad xóa :)
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ nổi tiếng năm 1971. Với bài thơ "Đất Nước" , một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ được tác giả sáng tác trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Vậy có ai biết đất nước có từ bao giờ ? Đất nước gắn liền với văn hóa dân tộc như các phong tục tập quán, truyện cổ tích có từ lâu đời. Đất nước được hình thành và phát triển theo quá trình sống của mỗi con người, rất bình dị, thân thuộc và gần gũi. Đất nước cũng là nơi tồn tại, sinh sống, chú ẩn của bao con người từ quá khứ cho đến nay. Đất nước hiện lên rất thiêng liêng, gần gũi với con người .
“Những người vợ nhớ chồng ……
Bà Đen, Bà Điểm”
Không chỉ như thế, thiên nhiên địa lí, vị trí sinh sống không phải là sản phẩm tự tạo hóa ra mà nó còn được trải qua bao đời, được hình thành rồi phát triển của những số phận, cuộc đời của những người dân nào là vợ chống, con cái, học trò, đến những người vô danh còn được tác giả miêu tả với cái tên "Bà Đen, Bà Điểm". Từ đó, tác giả muốn nói rằng vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh đẹp hùng vĩ không phải tự có mà nó còn có công sức không nhỉ của những người dân, hay con người vô danh
"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...
Có biết bao người con gái con trai…
Nhưng họ làm ra đất nướcHọ giữ và truyền cho ta…… hái trái”
Không những chỉ có vậy, nhân dân trên khắp nơi cũng lưu giữ và bảo tồn các bản sắc dân tộc rất là tốt. Tác giả đã sử dụng địa từ "họ" để làm nổi bật cái đời sống của nhân dân trong việc giữ và bảo tồn các truyền thống văn hóa qua các triều đại. Chính những con người này đã gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau mọi giá trị tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.
“Có ngoại xâm…
… vùng lên đánh bại”
Sâu xa hơn thế nữa, họ không chỉ có công giữ các bản sắc dân tộc mà họ còn giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Họ đã đứng lên giữ yên bờ cõi và xây dựng một cuộc sống hòa bình.
Tác giả đã mượn cái hình ảnh "“Để cho Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân/ Đất nước của ca dao thần thoại" để nhấn mạnh vẻ đẹp của đất nước ta . Từ đó tác giả đã làm sáng tỏ những tâm hồn và tính cahcs của nhân dân. Bởi họ là những con người chung thủy, quý trọng tình nghĩa, quyết liệt trong chiến đấu với kẻ thù.
“Để cho Đất Nước này là
Đất Nước Nhân dân”
“Ơi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Đoạn này tác giả kể lại cái trường ca Mặt đường khát vọng. Với cái cảm nhận sâu sắc, tinh tế về vẻ đẹp của quê hương, đất nước . "Dòng sông" cho dù nó có bắt nguồn từ đâu đi cho nữa thì khi chảy vào mảnh đất quê hương yêu dấu cũng đều mang cái giọng hát của quê hương. Mỗi con người Việt Nam ta trong cuộc sống hay trong cuộc sống lao động tuy mỗi người có một cách ững xử hoàn toàn khác nhau nhưng đều mang một dòng máu của dân tộc. Dòng máu văn hóa kéo dài suốt 4000 năm văn hiến.Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm quả thực là rất sáng tạo. Với những hình ảnh, chi tiết đã làm nổi bật cái ngôn ngữ bài thơ lắng đọng, cô đúc. Từ đó gợi lên cho mỗi con người chúng ta về tình cảm tha thiết của mình đối với đất nước trên nhiều bình diện, địa lý, lịch sử, và bình diện văn hóa.
Đáp án:
Em không rảnh để làm một bài phân tích chi tiết , mong Ad nhận cho em ạ
Trong bài thơ này của Nguyễn Khoa Điềm , chủ yếu là nhắc về đề tài đất nước , chiến tranh. Vậy muốn biết , nội dung chi tiết của bài này ra sao thì chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ càng nhé.
"Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước"
Tác giả đã kêu nhân vật "em" nhìn lại 4000 năm trong quá trình dựng nước và giữ nước của lịch sử và các dân tộc Việt Nam , để có cái ánh nhìn cụ thế hơn. Qúa trình này hẳn là rất dài , cho thấy người Việt Nam ta phải cật lực rất nhiều , bỏ ra nhiều mồ hôi công sức , thậm chí là xương máu để nhân dân ta có được tự do , độc lập và có đất nước như ngày nay. Vì thế , để biết thêm lịch sử dân tộc ta và để tự hào đất nước Việt Nam thân yêu , rồi sau này dựng nước và giữ nước , chúng ta phải cần nhìn và học lại lịch sử để biết quá trình từ thời xa xưa nhất đến bây giờ để nối ngôi và xứng đáng với tổ tiên. " Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng "
Sự làm lụng này cho thấy người dân ta phải vất vả vì đồng tiền nho nhỏ , miếng cơm manh áo để trang trải cho cuộc sống. Đâu phải thời đại nào cũng có khoa học-kĩ thuật tiên tiến , hiện đại để không cần phải làm lụng mà cũng phải có tiền , vì thế , cách tốt nhất là phải lao động quên mình để có được cuộc sống tương đối ổn định , có dư có dã. Vậy nên , sự mệt nhọc của nhân dân đã gấp ta đến bội phần "Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ "
Đây là những thi anh hùng ca , những trang sử tuyệt vời của đất nước Việt. Bởi thế , đàn bà và đàn ông đã ra trận để bảo vệ nhân dân ta , mặc dầu họ phải đối mặt với sự hy sinh . Họ không ngần ngừ và lo ngại sự hy sinh hay sự mất mát nào cả , mà họ cứ xông lên để đánh tan quân thù chứng tỏ họ là những người anh hùng hay "chiến binh quả cảm" trong lòng nhân dân ta. " Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con củi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân ."
Đây nói đến những người cha , người mẹ kính yêu . Họ luôn luôn xứng đáng là những người luôn trung thành với Tổ quốc , một mực chia tay với gia đình để thực hiện sứ mệnh cao cả này. Tuy rằng , những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và nội phản đã chia cắt nhiều thứ , trong đó có tình phụ hoặc tình mẫu tử nhưng họ vẫn luôn sẳn sàng yêu thương con , bảo vệ con như những ngày họ còn ở nhà với con. Họ cũng rất thiêng liêng không kém , bởi thế , họ cũng là một mảnh ghép của cả Tổ quốc.
"Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại " Trước khi kết thúc bài , tác giả đã nói câu nói này nhằm so sánh những người nhân dân y như những vị thần thoại Zeus , Atena ,... trong các câu chuyện thần thoại. Đó cho thấy , tác giả đang tôn vinh họ. Họ xứng đáng là những người Con của Tổ quốc. Qua bài phân tích này , em cảm thấy rằng , đây là một bài thơ giàu tính yêu quê hương , yêu đất nước , yêu nhân dân. Bài đã cho chúng ta thấy một nhiệm vụ cao cả , đó là phải bảo vệ và xây dựng đất nước. Em sẽ cố gắng để thực hiện sứ mệnh đó thật tốt để không phụ lòng tổ tiên. Tổ quốc thân yêu của chúng em!