Phân tích tính chất thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam kể từ khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam đến Cách mạng Tháng Tám 1945

2 câu trả lời

Xã hội Việt Nam khoảng thời gian từ năm 1858 đến 1945 tức sau khi Pháp xâm lược. Đánh dấu sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới, sự thất bại của triều Nguyễn và kết quả hình thành một xã hội mới – xã hội mà người nông dân phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.

Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, tính chất của nền kinh tế và xã hội VN có những biến đổi. Nền kinh tế VN từ một nền kinh tế phong kiến độc lập đã trở thành một nền kinh tế mang tính chất tư bản thực dân và một phần phong kiến. Sự biến đổi tính chất nền kinh tế đã quy định sự biến đổi tính chất của xã hội. Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã biến đổi thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến: trong đó các giai cấp và tầng lớp trong xã hội bị phân hoá sâu sắc, kéo theo sự biến đổi của các mâu thuẫn đối kháng.

Tính chất xã hội thay đổi: từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Kết cấu xã hội thay đổi: các giai cấp trong xã hội cũ bị phân hoá sâu sắc, bên cạnh đó xuất hiện những giai cấp mới.( Giai cấp nông dân, địa chủ phong kiến , tư sản , tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp công nhân)

 Triều đình Huế vẫn nắm quyền lực trên danh nghĩa nhưng thực chất thực quyền thực sự được nắm trong tay Pháp các vau nhà Nguyễn bấy h chỉ là con rối của thực dân Pháp tất cả các nghành nghề từ thủ công, thương nghiệp, khai thác khoáng sản bị Pháp nắm dữ lợi tức thu được, được bọn chúng mang về nước làm đời sống nhân dân cuối thời nhà Nguyễn nghèo khổ lại thêm bạc nhược.

Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm