Phân tích nôi dung của hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển? Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có quan điểm toàn diện và phát triển ? Liên hệ quá trình học tập của bản thân?

2 câu trả lời

Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau trong thế giới tồn tại cô lập, tách biệt nhau hay có liên hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau? Nếu có thì cơ sở nào đảm bảo cho sự liên hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau đó?

+ Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau trong thế giới tồn tại cô lập, tách biệt nhau, cái này nằm cạnh cái kia, không có sự liên hệ lẫn nhau; còn nếu giả sử có sự liên hệ thì đó chỉ là sự liên hệ ngẫu nhiên, hời hợt, bề ngoài; và nếu có nhiều mối liên hệ thì bản thân từng mối liên hệ lại cô lập lẫn nhau.

+ Quan điểm biện chứng cho rằng mối liên hệ là sự tác động qua lại, ràng buộc lẫn nhau mà sự thay đổi cái này sẽ tất yếu kéo theo sự thay đổi cái kia. Đối lập với sự liên hệ là sự tách biệt. Sự tách biệt cũng là sự tác động qua lại nhưng sự thay đổi cái này sẽ không tất yếu kéo theo sự thay đổi cái kia. Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau trong thế giới vừa tách biệt nhau vừa liên hệ ràng buộc, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau; thế giới là một hệ thống chỉnh thể thống nhất mà mọi yếu tố, bộ phận của nó luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Tuy nhiên, có hai loại quan điểm biện chứng.

 Nội dung : 

Thế giới được tạo thành từ vô số những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau Trong lịch sử triết học những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, tách rời nhau. Với quan điểm siêu hình giữa các sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ, ràng buộc quy định nhau. Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Theo phép biện chứng duy vật, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mối liên hệ, tác động, ràng buộc, quy định, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng và các quá trình trong thế giới. Theo cách tiếp cận đó, phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận động và biến đổi không ngừng. Trong thế giới không có sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, biệt lập nhau. Phép biện chứng duy vật khẳng định cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng và rất khác nhau, thì cũng chỉ là những dạng tồn tại cụ thể của một thế giới duy nhất là vật chất. Ý thức của con người không phải là vật chất nhưng không thể tồn tại biệt lập với vật chất bởi vì ý thức cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người; hơn nữa nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà còn khẳng định tính đa dạng của sự liên hệ; bởi thế giới là một chỉnh thể với vô vàn các sự vật, hiện tượng khác nhau, chúng không ngừng vận động và phát triển một cách đa dạng. Có mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ chung bao quát một số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của hiện thực. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ bản chất và có mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự vật, có mối liên hệ giữa các mặt của mỗi sự vật. Phân loại các mối liên hệ là cần thiết bởi vì mỗi loại liên hệ có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của các sự vật. Sự phân loại còn là cơ sở để xác định phạm vi nghiên cứu của phép biện chứng duy vật và của các ngành khoa học cụ thể. Tuy nhiên, việc phân loại liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối vì mỗi loại liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, mỗi mắt khâu của mối liên hệ chung của toàn bộ thế giới. Đây là cơ sở khoa học không chỉ để phân ngành các khoa học mà còn là cơ sở để hình thành các khoa học liên ngành.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm