Phân Tích nhân vật Đông Du 1 mặt rưỡi

2 câu trả lời

Thạch Lam là một cây bút truyện ngắn tài hoa xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 -1945. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, vừa tiêu biểu cho bút pháp của nhà văn, vừa thể hiện giá trị tư tưởng sâu sắc và mới mẻ. Câu chuyện thấm đẫm cảm quan trữ tình, bởi vậy tinh thần nhân đạo hiện hữu rất rõ rệt.

Tác phẩm Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn, xuất bản năm 1938. Truyện nhưng không có chuyện, chỉ là câu chuyện tâm tình. Câu chuyện không phát triển theo logic sự kiện mà giống như một bài thơ trữ tình đầy xót thương, gói gọn trong không gian nhỏ hẹp nơi phố huyện nghèo hẻo lánh với những con người nhỏ bé, những cảnh đời đơn điệu hắt hiu. Toàn truyện là những cảm xúc và tâm trạng của những đứa trẻ nơi phố huyện đó trong khoảng thời gian từ chiều đến đêm. Ngòi bút của Thạch Lam tỏ ra thật tinh tế trong việc diễn tả những rung động của hai đứa trẻ.

Giá trị nhân đạo là một trong những phương diện quan trọng tạo nên giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm, thể hiện thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Với Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã cất lên tiếng nói nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của mình từ một bức tranh cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu nơi phố huyện nghèo.

Tác phẩm đưa người đọc vào một bức tranh buổi chiều hoàng hôn chạng vạng nơi phố huyện nghèo. Nơi ấy, hiện lên với những hoạt động âm thầm, lặng lẽ của những kiếp người nhỏ bé, sống cuộc sống mờ mờ nhân ảnh. Đó là cảnh phiên chợ chiều đã vãn nghèo nàn, tiêu điều cùng hình ảnh mấy đứa trẻ con nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh. Đó là mẹ con chị Tí bán hàng nước, cứ bày ra rồi lại thu vào vì vắng khách. Đó gánh phở của bác Siêu – một thứ quà xa xỉ ở nơi này, đang ế khách. Đó là vợ chồng bác Xẩm có đứa con đang bò lê nghịch những rác bẩn ven đường … Nổi bật lên trong tác phẩm là chị em cô bé Liên với tâm trạng đợi tàu. Ngày này qua ngày khác, cuộc sống của chị em Liên trôi qua trong tẻ nhạt ở cửa hàng tạp hóa với những món hàng nhỏ nhoi không hề thay đổi… Niềm mong mỏi cho cả một ngày của hai chị em là cùng thức để chờ đợi chuyến tàu đêm ngóng đợi, háo hức khi đoàn tàu đến bao nhiêu thì nỗi tiếc nuối về một Hà Nội xa xăm, một Hà Nội sáng rực vui vẻ lại rõ rệt bấy nhiêu.

Miêu tả về số phận của những con người nơi phố huyện, Thạch Lam thể hiện tấm lòng cảm thông, xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé, vô danh ở phố huyện nghèo, nói rộng hơn là của những con người nhỏ bé sống trong xã hội cũ; trân trọng trước những ước mơ, khát vọng muốn được thay đổi cuộc sống của những con người tưởng như chưa bao giờ được biết đến niềm vui, ánh sáng và hạnh phúc.

Hai đứa trẻ thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của Thạch Lam. Đặt trong bối cảnh xã hội lúc ấy, tác phẩm không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc của nhà văn trước những mảnh đời nhỏ bé mà còn có tác dụng tích cực, góp phần làm lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tàn.

Đọc truyện của Thạch Lam ta thấy nhà văn không đi vào tố cáo sự đàn áp bất công của xã hội, cũng không khiến người đọc phải uất ức, căm giận những cảnh bóc lột, hành hạ của giai cấp thống trị đương thời. Tư tưởng nhân đạo ấy được toát lên trước hết ở niềm thương xót chân thành của nhà văn trước những cảnh đời đơn điệu, hắt hiu nơi phố huyện nhỏ bé. Nhà văn xót xa bởi họ phải sống một cuộc sống vô nghĩa, họ đang tồn tại chứ không phải đang sống bởi cuộc sống của họ quá buồn chán, lặp đi lặp lại những điều tẻ nhạt chỉ vì cuộc sống mưu sinh.

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một truyện không có truyện, không có những biến cố căng thẳng dồn nén, những xung đột gay gắt, những tình tiết căng thẳng, thời gian ngắn, nhân vật không nhiều. Nhưng câu chuyện vẫn hấp dẫn người đọc bởi chính mạch tâm tình của nó. Cả truyện được phát triển theo những diễn biến tâm trạng tinh tế, phức tạp của các nhân vật. Từ đó khơi ngợi cho người đọc những xúc cảm thân quen, những nỗi niềm về quá vãng… Cách kể chuyện tâm tình là một sáng tạo riêng của Thạch Lam góp phần tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tinh thần nhân đạo của truyện.

Nhân vật trong tác phẩm Hai đứa trẻ không được xây dựng là những tính cách điển hình mà được khám phá ở chiều sâu tâm trạng. Nghệ thuật phân tích tâm lí của ngòi bút Thạch Lam tạo nên sự thành công của thiên truyện.Đối lập giữa ánh sáng và bóng tối tạo nên những ám ảnh trong lòng người: bóng tối bao trùm toàn tác phẩm. Ngoài ý nghĩa tả thực hình ảnh bóng tối rất ám ảnh. Cảnh phố phường chìm trong bóng tối được diễn tả chi tiết khiến người đọc dễ liên tưởng tới xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Hai đứa trẻ là một truyện ngắn hấp dẫn người đọc bằng chính vẻ đẹp của cuộc sống đời thường đã được khám phá, cảm nhận bằng chính ngòi bút tinh tế và giọng văn nhẹ nhàng của tác giả. Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình đượm buồn thể hiện những giá trị nhân đạo mới mẻ và qua đó, chúng ta còn thấy được ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ trang trọng trước sự sống.

Xin hay nhất

Từ năm 1906, phong trào Đông Du đi vào hoạt động ngày càng rầm rộ trên cả ba miền đất nước, hàng loạt các tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ, gửi về nước. Từ năm 1907-1908 là thời kỳ phong trào Đông Du phát triển mạnh nhất với trên 200 lưu học sinh.

Cũng trong lúc này hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, Okuma Shigenobu và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi khuyên Phan Bội Châu nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước. Từ sự ủng hộ này mà các thanh niên Việt Nam rất chú tâm vào việc học tập, hy vọng sau này cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Chương trình học tập ở đây khá đa dạng, sáng và trưa dạy tiếng Nhật, “học tri thức phổ thông”, buổi chiều dạy “tri thức quân sự”, đặc biệt là “tập luyện thao tác quân sự”. Khi học sinh Việt Nam vào học trong các trường của Nhật Bản, thì chương trình, quy tắc học ở trường đều do người Nhật quy định, còn ngoài trường đều do ta tự quản lí. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã lập ra Hội Việt Nam Công Hiến (tháng 10/1907) có chương trình riêng.

Phan Bội Châu làm Tổng lý kiêm Giám đốc và Kỳ ngoại hầu Cường Để làm Chủ tịch Hội. Dưới quyền hành chung của Ban lãnh đạo, Hội được chia ra thành 4 Bộ, mỗi Bộ đảm nhiệm từng mặt hoạt động của lưu học sinh.

Các ủy viên của Bộ kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc thu vào, chi ra và các việc trù bị. Đồng thời, họ cũng là những người giỏi vận động, tranh thủ sự giúp đỡ cả trong và ngoài nước. Việt Nam Công Hiến rất chú trọng tổ chức những buổi “sinh hoạt chính trị” giúp học sinh rèn luyện tư tưởng, đạo đức cách mạng.

Tại các chương trình nghị sự, có mặt đông đủ học viên thì Hội trưởng và Tổng lý huấn thị trước như khuyến cáo các vấn đề có liên quan đến sinh hoạt, học tập, có khi bình giảng nội dung một cuốn sách, nhắc nhở nhiệm vụ của các thành viên trước Tổ quốc. Sau đó, mọi người tự do trao đổi, góp ý các vấn đề đặt ra, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Hệ thống tổ chức bố trí nhân sự và điều hành hoạt động ở đây tựa như một “Chính phủ lâm thời”.

Phan Bội Châu đã từng bộc bạch: “Tôi nghiễm nhiên như một quan Công sứ của nước Nam ở nước ngoài mà lại kiêm cả chức Đốc kinh lý nữa. Giếng sâu tay ngắn, việc lớn tài hèn, tôi vẫn lo sợ công việc tôi gánh vác không kham. Đồng thời, chúng tôi dựng lên Tân Việt Nam Công Hiến bắt chước như một Chính phủ lâm thời của nước Nam ở hải ngoại. Tuy là cách thức sắp đặt còn sơ sài nhưng có ảnh hưởng tới dân khí trong nước mau lắm”.

Cũng chính vào lúc này, thực dân Pháp đã tìm ra nhiều manh mối của phong trào, chúng cấu kết với Nhật để xúc tiến đàn áp. Tháng 9/1908, khi các học sinh Trường Chấn Võ đang làm lễ tốt nghiệp thì Bộ Nội vụ Nhật hạ lệnh giải tán tổ chức học sinh Việt Nam, tịch thu các văn kiện, đuổi học sinh ra ngoài nước Nhật. Tháng 2/1909, Phan Bội Châu, Cường Để cũng bị trục xuất khỏi nước Nhật.

Trước tình hình đó, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông phải về lánh nạn ở Trung Quốc, qua Xiêm hoạt động một thời gian với mục đích chờ đợi những cơ hội mới.

Bia tưởng niệm do Phan Bội Châu dựng tại Nhật để ghi nhớ công lao của người bạn lớn Asaba Sakitaro.

Tình hình lúc này rất khó khăn, kinh phí để cho lưu học sinh về nước trở thành vấn đề lớn đối với Phan Bội Châu. Đúng lúc này, bác sĩ Asaba Sakitaro đã ủng hộ 1700 yên. Số tiền này đã cưu mang nhiều học sinh Việt Nam. Không chỉ lúc này, trước đó bác sĩ Asaba cũng đã giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất đối với việc tạo dựng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.

Chính sự giúp đỡ vô tư và trong sáng này mà sau đó khi “trời yên biển lặng”, Phan Bội Châu cùng một số anh em khác đã sang tận quê hương của Asaba (lúc này đã qua đời) để dựng bia tưởng niệm vị ân nhân này. Văn bia có đoạn viết: “Hảo hớn xưa nay, nghĩa đầy trong ngoài. Ông giúp như trời, Tôi chịu như bể, chí Tôi chưa thành, Ông không chờ Tôi. Lòng này đau thương, đến ức vạn năm. Tất cả người của Hội Việt Nam Quang phục xin nghi lại”.

Tấm bia này vừa thể hiện tấm chân tình của Phan Bội Châu đối với những người đã giúp mình, vừa thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Năm 2003 nhân kỷ niệm 85 ngày Phan Bội Châu dựng bia tưởng niệm, Hội yêu nước của tỉnh OWA đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm này. Một số nhà khoa học Việt Nam cũng sang dự lễ. Năm 2010 nhân kỷ niệm 105 phong trào Đông Du, phía Nhật Bản, Hội Asaba Việt Nam tổ chức kỷ niệm Phan Bội Châu và tặng cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phù điêu và mô hình tấm bia Asaba.

Bia tưởng niệm Cụ Phan Bội Châu tại tỉnh Shizuoka

Hội hữu nghị Asaba Việt Nam là một Tổ chức phi Chính phủ của Nhật Bản được thành lập nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa hai dân tộc lấy cảm hứng từ câu chuyện truyền kỳ về tình bạn giữa cụ Phan Bội Châu và Bác sĩ Asaba. Chủ tịch Hội là ông Yukiho Amma.

Hội đã có những hoạt động tích cực như phối hợp tổ chức các lễ kỉ niệm 100 năm phong trào Đông Du tại Việt Nam, quyên góp xây dựng các lớp học cho tỉnh Quảng Nam, giới thiệu về phong trào Đông Du cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố Fukuroi, Tỉnh Shizuoka (nơi có bia tưởng niệm Cụ Phan Bội Châu), giúp đỡ các du học sinh Việt Nam tại thành phố Fukuroi… Sắp tới trong năm 2017, Hội sẽ có những hoạt động thiết thực nhằm tổ chức kỉ niệm 150 ngày sinh của Phan Bội Châu và Asaba.

Để tuyên truyền rộng rãi về hoạt động của Hội, năm 2015, ông Amma đã lập ra một trang facebook riêng thu hút hàng nghìn thành viên tham gia. Tại đây, những thông tin liên quan đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức, lãnh đạo hai nước đến viếng thăm, tìm hiểu về lịch sử bia Tưởng niệm Sakaba của Cụ Phan Bội Châu được chia sẻ. Thông quá đó, thế hệ trẻ hai nước hiểu thêm về cội nguồn lịch sử quan hệ hai nước, càng thêm tin tưởng gắn bó.

Trong thời gian ở tại Nhật Bản, Phan Bội Châu ngoài những bức thư thể hiện tình cảm của bản thân đối với Nhật Bản, kêu gọi sự giúp đỡ của nhân dân Nhật Bản đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Ngoài ra ông đã viết rất nhiều tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước, sự khâm phục đối với các bạn Nhật Bản.

Có thể liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu sau:

Ai Việt điếu Điền viết năm 1906, nêu lên những lợi ích của tình đoàn kết Việt Nam với các tỉnh giáp biên giới của Trung Quốc. Tác phẩm này được viết ra nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của lưu học sinh và các nhà hoạt động tỉnh Vân Nam đối với hoạt động của người Việt Nam ở Nhật.

Hải ngoại huyết thư (Sơ biên, Tục biên) viết năm 1906, in ở Tỉnh Yokohama. Vào năm 1908, tác phẩm này được tái bản, với mục địch tuyên truyền tư tưởng yêu nước, phản đối thực dân Pháp. Đáng tiếc tác phẩm bị cảnh sát Nhật tịch thu, đem đốt vì bị liệt vào tác phẩm “kích động nguy hiểm”.

Tác phẩm Kính cáo toàn quốc phụ lão viết năm 1906, kêu gọi các bậc phụ lão trong nước tích cực vận động ủng hộ du học sinh Nhật Bản. Tác phẩm này cũng sớm được chuyển về tuyên truyền trong nước.

Tân Việt Nam viết năm 1907, nói về Mười điều sung sướng và Sáu điều hy vọng đối với nước Việt Nam mới. Hình ảnh nước Việt Nam mới được miêu tả trong tác phẩm này là hình ảnh Nhật Bản đương thời. Đây là tác phẩm được viết với tinh thần lạc quan nhất của Phan Bội Châu.

Đề tỉnh quốc dân hồn viết năm 1907, kêu gọi các tầng lớp: sĩ, nông, công, thương noi gương Nhật Bản, hiểu biết vai trò bổn phận của mình cống hiến cho nước nhà.

 Việt Nam quốc sử khảo viết vào cuối năm 1908, được Soransha, Tokyo phát hành vào đầu năm 1909. Đây là cuốn lược khảo viết theo cách mới về lịch sử Việt Nam. Trong tác phẩm này, Phan Bội Châu đưa ra nhiều khái niệm mới về quốc gia-quốc dân, dân quyền, văn minh… phản ánh một bước phát triển mới trong nhận thức và tư tưởng của ông.

Tất cả những tác phẩm của Phan Bội Châu trong thời kỳ này ngoài việc lên án chế độ thực dân Pháp, còn tuyên truyền mạnh mẽ tư tưởng, con đường giải phóng dân tộc, khích lệ tầng lớp thanh niên học tập. Đồng thời, thể hiện mối thâm tình giữa những người yêu nước Nhật Bản đối với những người yêu nước Việt Nam.

Phong trào Đông Du tuy thất bại, nhưng đó là quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt, trong lịch sử phát triển quan hệ Việt-Nhật, đây là giai đoạn thể hiện sự gắn bó của những con người “đồng chủng”, “đồng tông”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm