phân tích nhân vật cj dậu trong tác phẩm tắt đèn của ngô tất tố ( yêu cầu : văn ngắn 1 trang 2 mặt , đủ nd , ) ai lm đc mik vote 5*

2 câu trả lời

Ngô Tất Tố là nhà văn hiểu biết sâu sắc đời sống và tâm trạng của quần chúng, có cái nhìn đúng đắn đối với quần chúng. Chúng ta trở lại nhân vật chị Dậu. Chị Dậu là người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột tàn tệ. Cuộc đời của chị quằn quại trong bùn lầy và bóng tối. Nhưng chị lại là người có một phẩm chất cao quý, đẹp đẽ.

Chị Dậu là người hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn, thương chồng, thương con rất mực. Chị có thể tiêu biểu cho lớp phụ nữ nông dân Việt Nam, cần cù lao động, chịu thương, chịu khó. Nhưng có một lúc, con người hiền lành ấy đã cả gan đánh lại bọn đầu trâu mặt ngựa để bảo vệ cho chồng. Tuy hành động ấy mới chỉ có tính chất tự phát và nhất thời, nhưng cũng phần nào nói lên được ý chí không chịu khuất phục của những con người bị chà đạp, giày xéo. Đó là một hành động đẹp đẽ. Lời nói của chị Dậu là một lời phản kháng đanh thép:" Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ!". Trong lúc bị hà hiếp quá đáng, người đàn bà ấy có thể liều chết chống lại bọn thống trị: "Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được"...

Nếu uy lực không hoàn toàn đè bẹp được chị thì tiền tài cũng không mua chuộc được chị, tuy có khi chỉ vì một đồng bạc, chị đã cắt đứt tình ruột thịt, mang con bán cho nghị Quế. Cái đêm chị bị tên tri phủ tìm cách cưỡng hiếp, chị đã cương quyết chống lại và đã thắng được con thú vật đáng ghê tởm. "Quan phủ lóp ngóp đứng dậy, mở ví lấy nắm giấy bạc độ hơn chục đồng, chài vào tận mặt chị Dậu. Ngài thở và nói: "Có muốn lấy tiền tao cho!". Chị Dậu giằng nắm bạc vứt tọt xuống đất.

Cái đêm "quan cụ" định diễn lại tấn tuồng của tên tri phủ kia, chị Dậu cũng cho hắn một bài học đích đáng. Bên cạnh tính chất đê hèn của bọn quan lại giàu có, phẩm chất đạo đức của người đàn bà nông dân nghèo khổ càng sáng tỏ, đẹp đẽ.

Đối lập với quần chúng là bè lũ thống trị, những bọn mặt người dạ thú, tàn bạo, tham lam và dâm dục. Nếu Ngô Tất Tố thành công trong việc biểu hiện quần chúng, thì ông cũng đã thành công trong việc tố cáo những cái xấu xa thối nát của giai cấp thống trị. Những lí trưởng lí cựu, chánh hội, phó hội cho đến viên tri phủ, vợ chồng nghị Quế.v.v... đều là một bọn người đang xúm nhau lại hút máu mủ nhân dân. Sưu thuế là tai họa đối với nhân dân nhưng lại là món béo bở đối với chúng. Vì sưu thuế chị Dậu đã bán khoai, bán lúa, bán chó, bán con, vì sưu thuế anh Dậu bị cùm kẹp, đánh đập suýt chết; nhưng bọn cường hào, quan lại thì nhờ sưu thuế mà được ăn, được uống, được hút lại có tiền bỏ túi. Chúng mưu mô lợi dụng cảnh hoạn nạn của quần chúng để làm giàu, để hưởng thụ. Đọc Tắt đèn chúng ta thương cảm những người lao khổ bao nhiêu thì lại càng căm ghét bọn thống trị bấy nhiêu. Bức tranh xã hội càng chân thực thì càng có sức mạnh tố cáo và càng có tác dụng giáo dục cho công chúng lòng căm thù sâu sắc đối với chế độ áp bức, bóc lột. Thái độ của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn rất rõ rệt. Đối với quần chúng, ngòi bút của tác giả dạt dào một tấm lòng thông cảm sâu sắc còn đối với bọn quan lại, cường hào ngòi bút của nhà văn lại đầy giọng đả kích, châm biếm. Ngô Tất Tố không hề e dè trong việc vạch trần tính chất bỉ ổi, vô nhân đạo của bọn thống trị. Thái độ của nhà văn là một thái độ chiến đấu. Tính chiến đấu toát ra từ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Cố nhiên, cũng như những nhà văn hiện thực khác lúc bấy giờ, với nhãn quan giai cấp của mình, Ngô Tất Tố chưa thể nhìn thấy bước đường sắp tới của lịch sử. Kết thúc Tắt đèn, chị Dậu chạy vào đêm tối, "mịt mù như tiền đồ của chị". Nhưng đứng về quan điểm lịch sử, chúng ta không thể nhất thiết đòi hỏi nhà văn phải có một cái nhìn cách mạng đối với xã hội được. Ngô Tất Tố dũng cảm bóc trần mâu thuẫn của xã hội, nói lên đời sống cơ cực và phẩm chất tốt đẹp của những người bị áp bức, vạch trần chân tướng của bọn thống trị, đó là những thành công đáng cho chúng ta trân trọng.

Tắt đèn của Ngô Tất Tố là tác phẩm mang giá trị nhân văn, nặng nghĩa vợ chồng. Nổi bật nhất là hình ảnh chị Dậu trong hoàn cảnh cùng đinh nhất trong các bậc cùng đinh. Gia sản thiếu thốn, nợ nần đủ đường, anh Dậu vì ko có tiền mà phải bị đánh trói dã man. Với tình thương vô bờ bến của mk đối với chồng, chị đã phải hi sinh mọi thứ mk có để đổi lại anh. Đảm nhiệm hết việc này đến việc khác trong khi chị chỉ là người phụ nữ yếu đuối, ko có khả năng trả món nợ lớn ấy. Trong tác phầm 'Tức nước vỡ bờ' đc trích ra từ tác phẩm 'Tắt đèn', văn bản cho thấy tình yêu vô điều kiện của chị Dậu với anh Dậu. Chị sẵn sàng hạ mk van xin tên cai lệ, nói lí nói lẽ đủ đường thậm chí còn có màn đánh nhau một trận với hai tên có ý định cướp anh Dậu. Mặc dù biết mk sẽ phải chết, phải tù tội sau khi hạ bệ hai tên tay sai của nhà nước này nhưng bản năng của một người vợ thương chồng, chị luôn làm những điều tốt đẹp nhất cho anh Dậu. Hay trong một phân cảnh, chị đã đi về nhà với vẻ mặt sầu não. Con chị nhìn thấy thì sót cho chị, mời mẹ nó ăn khoai nhưng chị ko dám ăn vì sắp xa con. Chị ko lỡ đánh mất đứa bé hiền hậu này nhưng ko thể không bán được, chồng chị sẽ chết mất. Quả quyết là vậy nhưng thấy cảnh những đứa con van xin mình, lòng chị có lẽ đã mềm nhũn từ bao giờ rồi. Hoặc trong một phân cảnh khác, khi chị đang trong phòng tối thì từ đâu tên quan thú tính muốn dở trò đồi bại với chị. Đây là cơ hội cho chị đổi đời nhưng chị không muốn, chị đã chạy hụt mất vào bóng tối, nơi tối tăm gặm nát lòng người để đổi lấy lòng chung thủy với anh Dậu, chị sẽ không làm điều xấu sau lưng anh. Một người con gái sẵn sàng vì người mình yêu, hi sinh mọi thứ vì mình liệu trên đời này có ai được giống vậy không. Phẩm chất của chị thật đáng khen, chỉ là một người nông dân bình thường mà đâu đó trong chị lại có những bản lĩnh, những nét đẹp chất pháp. Lòng thủy chung ngay khi chị bị dồn ép, vì chồng mà chị sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả bán đi đứa con tội nghiệp của mình. Chị nhịn nhục mà đứng lên làm tấm bia chắn cho chồng, không ngại tù tống, không ngại bị tra tấn và không hối hận với hành động của mình. ****Bạn có thể tự tẽ tiếp nha**chúc bạn tham khảo tốt****