phân tích nghệ thuật tương phản của hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ 1 với hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ 5 trong bài ông đồ và nêu tác dụng của nghệ thuật tương phản đó

1 câu trả lời

Cảnh tàn tạ của Nho học một thời mà ông đồ là nhân chứng tiểu tuỵ cuối cùng của nó tạo nên niềm thương cảm sâu xa không chỉ đối với một lớp độc giả khi bài thơ xuất hiện. Cái khắc khoái, cái day dứt không nguôi ấy còn mãi về sau bởi vì nói đến Nho học là nói đến một nền văn hoá du nhập vào nước ta không dưới một ngàn năm. Nó gắn bó với biết mấy buồn vui, nó đắp bồi nên bao mối quan hệ, nó tạo ra lẽ sống con người,… ấy là một nén văn minh truyền giữ từ đời này qua đời khác. Trước những biến thiên của lịch sử, trước xu hướng Âu hoá, một nền kinh tế khác, một nền văn hoá khác đang tiến vào làm rạn nứt và dổ vỡ những gì trước đó tưởng như trường cửu, mãi mãi không thể đổi thay. Nén hương tưởng niệm mà bài thơ thắp lên hướng vể không chỉ một con người, mà còn một thế hệ, một nền văn hoá văn minh, một thời đại đã không còn trước quy luật tiến lên của lịch sử. Cái hay của bài thơ không chỉ ở ý nghĩa xã hội (độ rộng) vừa nêu, mà còn ở hình tượng (độ sâu) của nó. Bài thơ vừa tả cảnh vừa ngụ tình. Sự đan xen vốn là thuộc tính của nghệ thuật thơ ca ấy xuyên suốt bài thơ một cách vô cùng nhất quán. Cả hai ý nghĩa nội dung lại chứa đựng trong một hình thức thể loại, một ngôn ngữ, một kết cấu thật là độc đáo.

chúc bạn học tốt 

cho mik xin ctlhn và 5* ạ