Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong chiếc thuyền ngoài xa # mk cảm ơn trc <3
2 câu trả lời
- Bài làm :
1. Mở bài :
Giới thiệu vấn đề : qua truyện ngắn " Chiếc thuyền ngoài xa " tg đã thể hiện rõ những đánh giá , quan điểm của ông dành cho cuộc đời nghệ thuật.
2. Thân bài :
Nhiệp ảnh gia phát hiện ra bức tranh tả về khung cảnh đẹp đẽ trong 1 buổi sáng sương mai.
Khung cảnh lung linh , rực rỡ cảnh biển khiến Phùng đột nhiên nhớ ra nx sự thật tàn khốc khi bị bạo lực gia đình của những con người nghèo khổ.
Phùng đã cay đắng nhận ra phía sau bức tranh đầy đẹp đẽ là sự thật choàng ngợp khiến ng ta khó thở.
Sự thật đã khiến Phùng tự ý thức đc bản thân rằng những gì ta thấy trước mắt không rõ hệt như những gì nó thấu sâu bên trong.
3. Kết bài :
Qua sự thật tàn nhẫn mà nv Phùng đã phát hiện đc tg đã làm trăn trở giữa những mối quan hệ của nghệ thuật và cuộc đời .
#chucbanhoctot
@we are one
~NO COPY~
CHO MK CTRLHN NHA , MK ĐG CẦN GẤP Ạ , CẦU XINNNN BẠN ??
A.Mở bài
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, đồng thời là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Ở giai đoạn trước , ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi ; thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lí nhân sinh , đổi mới về nghệ thuật viết truyện. Chiếc thuyền ngoài ca là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau năm 1975.
B. Thân bài
1. Phát hiện của nghệ sĩ Phùng khi chiếc thuyền ở ngoài xa
- Màu sắc: sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng hồng.
- Hình ảnh: chiếc thuyền lưới vó, vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc.
- Đường nét ánh sáng hài hoà và đẹp.
=> Một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, Một cảnh đắt trời cho, một bức họa diệu kỳ, sản phẩm quý hiếm của hóa công.
- Xúc cảm của người nghệ sĩ:
+ Bối rối
+ Trái tim bóp thắt
+ Tâm hồn trong ngần
+ Hạnh phúc ngập tràn
2. Phát hiện của nghệ sĩ Phùng - Chiếc thuyền khi vào gần bờ
- Nhưng Phùng còn phát hiện một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to lớn, dữ dằn), phi nhân tính(người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã đánh lại cha) giống như trò đùa quái ác, làm Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình.
-Chứng kiến những cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn”. Phùng không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp diệu kỳ của tạo hóa lại là bi kịch của cuộc đời, là cái ác, cái xấu.
- Phát hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, nghệ thuật sinh ra từ cuộc đời, luôn gắn bó với cuộc đời. Nhưng đôi luc người nghệ sĩ cũng phải đứng trước cảnh trớ trêu đầy nghịch lý.- Phùng và Đẩu ở trước và sau câu chuyện của người đân bà
+ Khiến cho người nghệ sĩ Phùng có nhiều suy nghĩ và cảm nhận trái chiều vừa cảm thông, những cảnh ngộ của con người trong cuộc đời, nhưng cũng thấy niềm vui của mình bị lung lay. Từ đó người nghệ sĩ tự giác ngộ để có cái nhìn gần với cuộc sống hơn, để cho nghệ thuật và cuộc đời rút ngắn khoảng cách.
C. Kết bài
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau năm 1975. Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. Nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ cuộc sống. Nếu nghệ sĩ mang trái tim tình yêu sâu nặng với con người, anh ta cần trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, nhìn vào số phận con người. Nghệ thuật chân chính luôn gắn bó với cuộc đời và phải vì cuộc đời. Nghệ thuật của truyện ngắn xây dựng tình huống độc đáo , có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Thành công trong nghệ thuật trần thuật : câu chuyện được kể qua nhân vật Phùng ( sự hoá thân của tác giả ) làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ sinh động, phù hợp với tính cách nhân vật. Lời văn giảm dị, mộc mạc mà sâu sắc, đa nghĩa.
Chúc bạn học tốt!~