Phân tích đường lối quân sự và ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Vận dụng đường lối ngoại giao của Đảng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Lào và Campuchia trong giai đoạn hiện nay? Ai trả lời nhanh nhất và đúng nhất mk sẽ vote 5 sao và điểm tối đa 😄
2 câu trả lời
- Đường lối quân sự và ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ ngày càng có nhiều tác động lớn và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân.
- Vận dụng đường lối ngoại giao của Đảng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Lào và Campuchia trong giai đoạn hiện nay: thực hiện chuẩn mực, xử lý tính thiết thực trong quan hệ.
Xin câu TLHN
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Sau hơn 7 năm (1945 - 1952) tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã mất hàng chục vạn sĩ quan và binh lính. Thất bại và buộc phải đình chiến ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, gánh trên 70% chiến phí, buộc thực dân Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược, phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trước những thất bại liên tiếp ở Đông Dương và trước phong trào đấu tranh ngày càng mạnh của nhân dân Pháp đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược, vấn đề cấp thiết đặt ra cho thực dân Pháp là: Hoặc phải thắng nhanh, hoặc phải chịu thua, hoặc đề nghị Mỹ nhảy vào thay thế. Chính phủ Pháp chủ trương xin thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm lối thoát bằng thắng lợi quân sự.
Chủ trương kế hoạch quân sự của Pháp, Mỹ trong những năm 1953 - 1954: Tháng 5-1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Tướng Hăng-ri Na-va, Tham mưu trưởng lục quân của khối Bắc Đại Tây Dương được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương - viên tướng có nhãn quan chiến lược khá sắc sảo, vừa tới Đông Dương, Na-va đã phát hiện đồng bằng Bắc Bộ không còn là cái then cửa của vùng Đông Nam Á nữa. Với những thắng lợi của chiến dịch Đông Xuân 1952 - 1953, đối phương đã có những căn cứ ở Tây Bắc Việt Nam và ở Thượng Lào để mượn đường Tây Trường Sơn vu hồi toàn cõi Đông Dương. Đây chẳng những là tình thế khó khăn đối với quân viễn chinh Pháp, mà còn là một sự uy hiếp nghiêm trọng đối với phòng tuyến chống cộng của Mỹ ở Đông Nam châu Á.
Na-va vạch một kế hoạch quân sự của Pháp, Mỹ trong 2 năm (1953 - 1954), hòng chuyển bại thành thắng. Trọng tâm của kế hoạch này là tổ chức khối chủ lực tác chiến. Kế hoạch tác chiến của Na-va chia thành 2 bước: Bước 1 (từ thu đông 1953 đến mùa xuân năm 1954), giữ thế phòng ngự chiến lược, tránh quyết chiến ở phía Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở phía Nam nhằm chiếm đóng vùng tự do của ta ở Khu 5 (Trung Nam Bộ) và ở Hậu Giang (Nam Bộ). Bước 2 (từ mùa thu năm 1954), sẽ tập trung toàn bộ lực lượng tác chiến trên chiến trường phía Bắc, giành thắng lợi quyết định. Kế hoạch Na-va là một kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn và là cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, buộc ta phải chấp nhận đàm phán theo ý đồ và những điều kiện do Pháp định sẵn.
Sau những đòn chủ động tiến công đầu tay bị chặn lại, phát hiện quân ta chuyển hướng lên Tây bắc, Na-va lập tức đổ quân xuống Điện Biên Phủ vào ngày 20-11-1953. Tiếp đó, ngày 03-12-1953, Na-va hạ quyết tâm xây dựng Điện Biên Phủ trở thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, hòng nghiền nát các đại đoàn chủ lực của Việt Minh. Rõ ràng, Điện Biên Phủ là nơi thể hiện ý chí xâm lược và nỗ lực cao nhất, niềm hy vọng lớn nhất của thực dân Pháp và can thiệt Mỹ trong tình thế ngày càng nguy khốn ở Đông Dương. Kế hoạch quân sự Na-va và sự xuất hiện tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thật sự là một thách thức lớn đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.