Phân tích đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
2 câu trả lời
Đường lối khởi nghĩa toàn dân, kháng chiến toàn dân, vận dụng sáng tạo quan điểm chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và xuất phát từ thực tiễn tình hình đất nước - trên cơ sở so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, khi bước vào cuộc chiến. Đường lối ấy được thể hiện rõ trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trở thành vũ khí đặc biệt của Đảng và dân tộc Việt Nam
. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945Đảng đã lãnh đạo nhân dân tạo nên cơn bão táp cách mạng lật nhào ách thống trị của thực dân, phát xít, phong kiến; mở đường cho dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đường lối kháng chiến của Đảng có nội dung cơ bản và cốt lõi: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”. “Kháng chiến toàn dân” được thể hiện rõ trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch (19.12.1946): “…Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” ”(1).
Quan điểm này cũng được thể hiện trong Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Thường vụ TW Đảng (12.12.1946) và đồng chí Trường Chinh (Tổng Bí thư BCH TW Đảng) giải thích rõ hơn trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (9.1947). “Kháng chiến toàn dân”, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta là: động viên và huy động sức mạnh của toàn dân để đối chọi và làm phá sản bộ máy chiến tranh to lớn, đánh thắng đội quân xâm lược nhà nghề, được trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của thực dân Pháp, với sự hà hơi tiếp sức của đế quốc Mỹ.
Thực hiện “Kháng chiến toàn dân”, Đảng ta đã tổ chức cả nước thành một mặt trận rộng lớn, với khẩu hiệu: “ Mỗi quốc dân là một chiến sỹ, mỗi làng xóm, đường phố là một pháo đài”. Người Việt Nam yêu nước nào cũng chống giặc; địa phương nào, chiến trường nào cũng thực hiện kháng chiến. Khắp các miền Trung, Nam, Bắc không chỉ có lực lượng vũ trang đánh giặc mà toàn dân đánh giặc…
Nét độc đáo trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng là kháng chiến toàn dân gắn bó chặt chẽ với kháng chiến toàn diện, tạo ra sức mạnh tổng hợp vô cùng to lớn và mạnh mẽ để đánh bại chiến tranh tổng lực của địch.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đường lối kháng chiến toàn dân được vận dụng linh hoạt và mang lại hiệu quả tốt. Ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến, trong cuộc chiến đấu của quân và dân ta, tại thủ đô Hà Nội (19.12.1946 – 10.3.1947), đã thể hiện việc vận dụng và triển khai đường lối này. Cuộc chiến đấu của quân và dân ta tại thủ đô Hà Nội có những hình thức hết sức sáng tạo như: nhân dân tự nguyện khiêng giường, tủ, bàn, ghế… ra đường tạo thành nhiều lớp chiến lũy ngăn giặc; các bức tường ngăn cách, trong các dãy phố, được đục thông với nhau tạo thành các đường giao thông hào chắc chắn…
Nhờ những hình thức sáng tạo độc đáo này quân và dân ta đã đánh khoảng 200 trận, diệt hơn 2.000 tên địch, tạo điều kiện cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ và nhân dân rút khỏi thành phố an toàn.
Kháng chiến toàn dân còn được vận dụng sáng tạo trong suốt quá trình tiến hành cuộc kháng chiến, làm nên những thắng lợi vang dội mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Kháng chiến toàn dân đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Điều này đã được chính J. Ken-nơ-đi thừa nhận, khi Điện Biên Phủ thất thủ: “Sự giúp đỡ quân sự của Mỹ ở Đông Dương dù lớn đến đâu cũng không thể chinh phục được một kẻ thù vừa có ở khắp nơi, vừa không thấy ở đâu cả, một kẻ thù là con đẻ của nhân dân, được nhân dân đồng tình che giấu và giúp đỡ”(2).
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), đường lối kháng chiến toàn dân tiếp tục được Đảng ta vận dụng và nâng lên một tầm cao mới - Chiến tranh nhân dân.
Đường lối của Đảng được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 15-NQ/TW (Khóa II) và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III. Kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, 31 triệu đồng bào ở cả hai miền Nam, Bắc, bất kỳ già, trẻ, gái, trai phải là 31 triệu chiến sỹ anh hùng diệt Mỹ.
Kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là sự kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự và binh vận), đánh địch cả trên 3 vùng chiến lược (vùng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), kết hợp giữa sức mạnh tiền tuyến lớn (miền Nam) với hậu phương lớn (miền Bắc).
Kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ được biểu hiện rất sinh động. Từ phong trào Đồng khởi (1960) đến cuộc đấu tranh phá ấp chiến lược, trong chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965), tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)… và đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (Mùa xuân 1975). Đồng khởi, tiến công và nổi dậy, hậu phương kết hợp với tiền tuyến… là biểu hiện sinh động của phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Như vậy, khởi nghĩa toàn dân, kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân là một bộ phận quan trọng cấu thành đường lối kháng chiến của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với đường lối kháng chiến đúng đắn này, Đảng ta đã huy động được sức mạnh to lớn của cả dân tộc Việt Nam, làm thất bại và phá sản bộ máy chiến tranh to lớn, những đội quân xâm lược nhà nghề, đến từ một nền sản xuất đã phát triển, với tiềm lực kinh tế to lớn, vũ khí tối tân, hiện đại nhất lúc bấy giờ.
Đường lối khởi nghĩa và kháng chiến của Đảng đã động viên và huy động được sức mạnh của cả một dân tộc, vạch ra mục tiêu hết sức đúng đắn: giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, tiến lên CNXH. Nhân dân, “toàn dân” vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cuộc kháng chiến. Kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân do nhân dân tiến hành vì nhân dân mà chiến đấu đã tạo nên sức mạnh vô địch, đánh thắng “hai tên đế quốc to”, khiến kẻ thù phải kinh ngạc, bạn bè năm châu ngưỡng mộ, nể phục. Kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân còn tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý thế giới vì tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
Khởi nghĩa toàn dân, kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân vừa là phương pháp vừa là nghệ thuật quân sự Việt Nam, là bộ phận quan trọng cấu thành nên đường lối kháng chiến của Đảng, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, là nhân tố bảo đảm tất thắng cho cách mạng Việt Nam.
- Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh nhân dân vẫn tiếp tục được Đảng ta vận dụng, bổ sung và phát triển. Trong tình hình mới Đảng ta xác định phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc được Hội nghị BCH TW lần thứ 8 Khóa XI xác định rõ: “Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng XHCN
Để đạt mục tiêu đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải hết sức nỗ lực, luôn nêu cao cảnh giác, sãn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch. Công tác giáo dục tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc phát huy cao nhất thế trận lòng dân để gần 100 triệu người dân Việt Nam là bấy nhiêu chiến sỹ.
1. Kháng chiến toàn dân:
– Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt.
– Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái,… cùng tham gia một mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Việt Minh).
– Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
2. Kháng chiến toàn diện:
– Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện.
– Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao,… nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp.
+ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
+ Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
+ Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.
+ Về văn hoá, giáo dục: tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.
+ Về ngoại giao: Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
– Đồng thời ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.
3. Kháng chiến trường kì:
– So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta nhiều về mọi mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó ta phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.
– Thông qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 thấy rõ chủ trương đánh bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển qua đánh lâu dài của Đảng ta.
4. Kháng chiến tự lực cánh sinh
– Mặc dù rất coi trọng thuận lợi và sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng vận mệnh của dân tộc ta phải do nhân dân ta quyết định, phải dựa vào sức mạnh của ta, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ.
– Đảng và nhân dân nhận thức được rằng: xây dựng nền chính trị, kinh tế, giáo dục,… vững mạnh chính là tiềm lực để thực hiện kháng chiến tự lực cánh sinh.
– Mặc dù vậy, Đảng ta luôn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.