phân tích đoạn tích làng ông hai quay phắt lại lắp bắp đến hà nắng gớm về nào

2 câu trả lời

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

`#PK`

Con người tha thiết yêu làng, luôn tự hào về làng mình, không ngờ có lúc phải xấu hổ đau đớn về làng. Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống có thử thách: ông Ha nghe tin làng mình theo giặc, tâm trạng của ông tràn ngập niềm vui, sự phấn chấn vì những tin chiến thắng, bởi thế khi gặp những người tản cư nhắc đến tên làng mình là ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi trong hi vọng: “Thế ta giết được bao nhiều thằng?”, điều đó cho thấy trong lòng, trong ý nghĩ của ông Hai, làng Chợ Dầu luôn có tinh thần chiến đấu, chiến thắng. Niềm tin về làng mình là thiết tha vững chắc. Nào ngờ câu trả lời của người đàn bà từ dưới xuôi lên “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”, đã khiến ông Hai từ sững sờ ngạc nhiên đến gần như choáng váng: “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”. KL đã diễn tả tình yêu làng trong ông Hai bị tổn thương thật tinh tế. Từ đỉnh cao niềm vui, niềm tin, ông Hai như từng bước rơi xuống vực thẳm của nỗi đau. Thủ pháp miêu tả ngoại hiện để khắc họa nội tâm đã được sử dụg rất hiệu quả. Cách miêu tả này khiến người ta liên tươnge đến câu văn Nam Cao miêu tả lão Hạc trong tột cùng của nỗi đau khi bán cậu vàng đi. Hai cảnh ngộ, hai tình huống khác nhau nhưng nỗi đau của họ được diễn tả thật thấm thía. Đến khi trấn tĩnh được phần nào, ông Hai còn hỏi những người tản cư thông tin họ kể. Ông hi vọng mong manh đó chỉ là tin đồn. Nhưng rồi  những người tản cư kể lại quá rành rọt và khẳng định họ vừa từ dưới đấy lên khiến ông Hai không thể không tin. Từ “chỗ bất ngờ, choáng váng, ông Hai trở nên ngượng ngùng, xấu hổ”, ông đã nói lảng sang chuyện khác, cố ra vẻ bình thản che giấu tâm trạng của mình: “Hà, nắng gớm, về nào”. Ẩn sau câu nói như rất tự nhiên bình thản ấy là nỗi xấu hổ khi ông Hai không muốn ai biết mình là người làng Chợ Dầu, không ai biết mình đang đau đớn và choáng váng. Ông lão muốn thoát ra câu chuyện vừa nói nhưng sự xấu hổ, niềm mặc cảm cứ ám ảnh ông khiến ông lão chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông còn nghe lanh lảnh tiếng chửi theo “cái giống Việt gian bán nước”. Đó có thể là tiếng xì xào thật của mọi người cũng có thể do ông Hai tưởng tượng ra trong tâm trạng rối bời.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm